Tính đa dạng của bộ linh trưởng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học - ĐH Hồng Bàng - Chương 6 doc (Trang 29)

§ Giống cây trồng truyền thống của Việt Nam rất phong phú. Theo thống kê, nước ta có tới 1.810 giống ngô, 75 giống khoai lang, 114 giống lạc, 224 giốngđậuđỗ, 33 giốngđay, 48 giống dâu... Các nhà khoa học cũng cho rằng, Việt Nam là một trong những cái nôi của cây lúa nước. Cảnước có tới 2.000 giống lúa cổ

truyền, trongđó có 206 giống lúa nếp, hiện vẫn còn những loài lúa hoang dại trong thiên nhiên.

Qua quá trình canh tác hàng nghìn năm, Việt Nam đã lưu chọn, tạođược nhiều giống lúa quý, chất lượng nổi tiếng. Riêng vềlúa nếpđã tới ba bốn chục giống. Thí dụ: giống nếp hương, nếp hoa vàng, nếp rồng NghệAn, nếp chân voi, nếp cà cuống, nếp dâu, nếp cánh sẻ, nếp bầu... Do quá trình chọn lọc, trồng cấy hàng nghìnđời nên chúng có khảnăng thích nghi và chịuđựng tốt với môi trường ruộngđồng. Ðây thật sựlà quỹgen phong phú, đa dạng, một nguồn gen hết sức quý giá.

(/www.agbiotech.com.vn)

Tínhđa dạng của bộlinh trưởngởViệt Nam Việt Nam

§

. Tínhđa dạng các loài trong bộlinh trưởng cònđược thểhiệnởsựphân hoá của quần thểcác loài thuộc họvượn (Hylobatidae) ởViệt Nam, từmột loài vượnđen (Hylobates concolor) đã hình thành 5 phân loài (Subspecies) phân bốtrên các vùngđịa lý khác nhau.

§ 1. Vượnđen tuyền (Hylobates concolor concolor) phân bố ởcác tỉnh Sơn La, Yên Bái (Tây Bắc) với sốlượng rất ít. Loài này cũngđang trong tình trạng bịtuyệt chủng cao. SáchĐỏViệt Nam xếp loại nguy cấp (CR).

§ 2. Vượnđen má hung (Hylobates c. gabriellae) chỉphân bố ởcác khu rừng từ đèo Hải Vân trởvàođếnĐông Nam Bộ, sốlượngước tính khoảng 500 - 600 cá thể, vùng phân bốbịchia cắt do phá rừng nên cũng là loài thúđang trong tình trạng nguy cấp (EN).

§ 3. Vượnđen bạc má (Hylobates c. leucogenis) chỉcóởcác tỉnh Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, với sốlượng khoảng từ450 - 600 cá thể. Loài nàyđang bịsăn bắn nhiều nên số lượng ngày càng giảm.

§ 4. Vượn Hải Nam (Hylobates c.hainanus) cáchđây 10 năm còn quan sát thấy tại một sốkhu vựcở Đông Bắc, nhưng trong những năm gầnđây, qua các cuộc thẩm vấn nhân dân bằng phiếuđiều tra, cũng nhưkhảo sát thựcđịa năm 1999 không còn tìm thấy nữa.

§ 5. Vượnđen Siki (Hylobates c. sikim) chỉgặpởrừng núi miền Trung dọc theo dải Trường Sơn.

§ Ngoài các phân loài trên, ở đảo Phú Quốc Nam Việt Nam còn có loài vượn tay trắng (Hylobates lar). Đây là loài vượn rất quý. Vào trước năm 1988 còn thấy một sốcá thể tạiđảo, nhưngđến nay hầu nhưkhông còn gặp trong thiên nhiên, duy chỉcó 3 cá thể được nuôi tại Thảo Cầm Viên, thành phốHồChí Minh.

§ ỞViệt Nam, nhóm bò có 7 loài:

§ 1. Bò tót (Bos gaurus);

§ 2. Bò rừng banteng (Bos banteng);

§ 3. Bò xám (Bos sauveli);

§ 4. Trâu rừng (Bubalus bubalis);

§ 5. Sơn dương (miền Bắc) (Naemorhedus caudatus);

§ 6. Sơn dương (miền Nam) (Naemorhedus sumatrensis);

§ 7. Sao la (dê sừng dài) (Pseudoryx nghetinhensis).

Bò xám là tổtiên của loài bò nhà và loài trâu rừng là tổtiên của trâu nuôi.

Một phần của tài liệu Giáo trình đa dạng sinh học - ĐH Hồng Bàng - Chương 6 doc (Trang 29)