- Hệ số hao mòn TSCĐ qua 3 năm 0,410; 0,412; 0,454 Qua các chỉ tiêu trên cho ta biết mức độ hao mòn của TSCĐ so với thời điểm đầu tư ban đàu hầu như
c/ Tình hình khấu hao, kiểm kê TSCĐ của Công ty.
2.2.1.2. Các yếu tố chủ quan.
a/ Ngành nghề kinh doanh.
Công ty Cao su Sao Vàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chế phẩm
cao su, sản phẩm của Công ty rất phong phú, vì vậy trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, các TSCĐ có giá trị lớn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là giúp cho Công ty thành công trong ngành nghề kinh doanh của mình
b/ Trình độ lao động, ý thức trách nhiệm.
Trong doanh nghiệp, con người là trung tâm của sự phát triển, là tác giả của mọi thành quả từ quản lý đến sản xuất trực tiếp và kinh doanh.
* Lao động quản lý.
Ban lãnh đạo có trình độ, có tầm bao quát công việc, biết dùng người phù hợp với công việc, có tâm huyết và nhạy bén với những thay đổi trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng, quản lý doanh nghiệp có hiệu qủa. Năm 2000, Công ty Cao su Sao Vàng có 325 lao động quản lý chiếm 12,4% tổng sô cán bộ công nhân viên trong Công ty trong đó 80% lao động quản lý có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học. Với đội ngũ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm trong nghề nghiệp như vậy đảm bảo cho Công ty có thể vững mạnh trong tương lai.
* Lao động trực tiếp sản xuất.
Các lao động có trình độ tay nghề, tâm huyết và có ý thức trách nhiệm là tài sản quý ở mỗi doanh nghiệp, nó là yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tránh hao hụt lãng phí tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Công ty Cao su Sao Vàng, năm 2000 có 2304 lao động trực tiếp sản xuất chiếm 87,6% tổng số lao động trong Công ty trong đó công nhân kỹ thuật có tay nghề cao vào khoảng 1828 người (79,3%) với mức trang bị máy móc thiết bị 72.105.064 đồng / 1 lao động cuối năm 2000, đội ngũ
này là tiềm năng cho sự phát triển của Công ty, giúp Công ty sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả nhất.