Sự cần thiết của biến tần trong công nghiệp

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN, THIẾT kế và mô PHỎNG (Trang 37 - 38)

Với sự phát triển như vũ bão về chủng loại và số lượng của các bộ biến tần, ngày nay có nhiều thiết bị điện- điện tử sử dụng các bộ biến tần, trong đó một bộ phận đáng kể phải sử dụng biến tần là các bộ biến tần điều khiển tốc dộ động cơ điện.

Trong thực tế có rất nhiều hoạt động công nghiệp liên quan đến tốc độ động cơ điện. Đôi lúc có thể xem sự ổn định của tốc độ động cơ điện như một sự sống còn của sự ổn định hệ thống… Vì thế việc điều khiển và ổn định tốc độ động cơ được xem như vấn đề chính yếu của các hệ thống điều khiển trong công nghiệp.

Điều chỉnh tốc độ động cơ là dùng các biện pháp nhân tạo để thay đổi các thông số nguồn như điện áp hay thông số mạch như điện trở phụ, thay đổi từ thông,… từ đó tạo ra các đặc tính cơ mới để có những tốc độ làm việc phù hợp với yêu cầu của phụ tải cơ. Có hai phương pháp để điều chỉnh tốc độ động cơ:

- Biến đổi các thông số của bộ phận cơ khí tức la biến đổi tỉ số truyền chuyển tiếp từ trục động cơ đến cơ cấu máy sản xuất.

- Biến đổi tốc độ góc của động cơ điện. Phương pháp này làm giảm tính phức tạp của cơ cấu và cải thiện được đặc tính điều chỉnh, đặc biệt linh hoạt khi ứng dụng các hệ thốn điều khiển bằng điện tử. Vì vậy bộ biến tần được sử dụng để điều khiển tốc độ động cơ theo phương pháp này.

 Chiếm 30% thị trường biến tần là các bộ điều khiển moment

 Trong các bộ điều khiển moment động cơ chiếm 55% là

các ứng dụng quạt gió. Trong đó phần lớn các hệ thống HAVC (điều hòa không khí trung tâm), chiếm 45% là các ứng dụng bơm, chủ yếu là trong công nghiệp nặng

 Nâng cấp cải tạo các hệ thống bơm quạt từ hệ điều khiển

tốc độ không đổi liên hệ tốc độ có thể điều chỉnh được trong công nghiệp với lợi nhuận to lớn thu về từ việc giảm nhiên liệu điện năng tiêu thụ.

Tính hữu dụng của biến tần trong các ứng dụng bơm quạt:

 Điều chỉnh lưu lượng tương ứng với điều chỉnh tốc độ

bơm và quạt.

 Điều chỉnh áp suất tương ứng với điều chỉnh góc mở của

van

 Giảm tiếng ồn trong công nghiệp

 Năng lượng sử dụng tỉ lệ thuận với lũy thừa bậc ba của

tốc độ động cơ

 Giúp tiết kiệm điện năng tối đa

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN, THIẾT kế và mô PHỎNG (Trang 37 - 38)