Trong mô hình này là việc thực hiện cuộc gọi giữa hai thiết bị đầu cuối ở hai vùng dịch vụ khác nhau cho nhau. Đây là mô hình báo hiệu dựa trên việc định tuyến của các Gatekeeper.
Sau khi nhận đƣợc yêu cầu của Endpoint O muốn thiết lập cuộc gọi với Endpoint T, Gatekeeper 1 gửi tới Endpoint T yêu cầu thiết lập cuộc gọi. Vì Endpoint T nằm trong vùng dịch vụ do Gatekeeper 2 quản lý nên nó phải xin sự cho phép để có thể thực hiện cuộc gọi (giống nhƣ các trƣờng hợp trƣớc). Ở trong trƣờng hợp này, Gatekeeper 2 cũng gửi trả lời bản tin ARQ của Endpoint T bằng bản tin ACF cho phép thiết lập cuộc gọi nhƣng phải thông
qua nó (không cho thực hiện cuộc gọi trực tiếp tới Endpoint T). Do vậy, Endpoint T gửi bản tin Facility tới Gatekeeper 1 thông báo là cuộc gọi đƣợc chấp nhận nhƣng phải đƣợc định tuyến lại thông qua Gatekeeper 2. Chính vì vậy, kênh báo hiệu H.245 cũ đƣợc hủy và thay bằng các kênh báo hiệu biểu diễn nhƣ trong hình vẽ.
Hình 3.9. Thiết lập kết nối giữa hai vùng dịch vụ
3.2. GIAO THỨC SIP [1],[4]
SIP (Session Initiation Protocol) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng đƣợc dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phƣơng tiện (multimedia). Các phiên multimedia bao gồm thoại Internet, hội nghị, và các ứng dụng tƣơng tự có liên quan đến các phƣơng tiện truyền đạt (media) nhƣ âm thanh, hình ảnh, và dữ liệu. SIP sử dụng các bản tin mời
dẫn. SIP hỗ trợ các phiên đơn quảng bá (unicast) và đa quảng bá (multicast) tƣơng ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và cuộc gọi đa điểm. Có thể sử dụng năm chức năng của SIP để thiết lập và kết thúc truyền dẫn là định vị thuê bao, khả năng thuê bao, độ sẵn sàng của thuê bao, thiết lập cuộc gọi và xử lý cuộc gọi. SIP đƣợc IETF đƣa ra trong RFC 2543. Nó là một giao thức dựa trên ý tƣởng và cấu trúc của HTTP (HyperText Transfer Protocol) giao thức trao đổi thông tin của World Wide Web và là một phần trong kiến trúc multimedia của IETF. Các giao thức có liên quan đến SIP bao gồm giao thức đặt trƣớc tài nguyên RSVP (Resource Reservation Protocol), giao thức truyền vận thời gian thực RTP (Realtime Transport Protocol), giao thức cảnh báo phiên SAP (Session Announcement Protocol), giao thức miêu tả phiên SDP (Session Description Protocol). Các chức năng của SIP độc lập, nên chúng không phụ thuộc vào bất kỳ giao thức nào thuộc các giao thức trên.
Mặt khác, SIP có thể hoạt động kết hợp với các giao thức báo hiệu khác nhƣ H.323. SIP là một giao thức theo thiết kế mở do đó nó có thể đƣợc mở rộng để phát triển thêm các chức năng mới. Sự linh hoạt của các bản tin SIP cũng cho phép đáp ứng các dịch vụ thoại tiên tiến bao gồm cả các dịch vụ di động.
3.2.1.Các thành phần trong mạng SIP