3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Giống nghiên cứu: giống mía QĐ93-159.
3.1.2. Phân bón: phân chuồng, phân đạm Urê, Super lân, Kali clorua, vôi bột. 3.2. Thời gian, Địa điểm và nội dung nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2005 – 6/2006.
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu: tại vùng nguyên liệu mía đ−ờng Lam Sơn Thanh Hoá.
3.2.3. Nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.2.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh h−ởng của thời vụ trồng đến sinh tr−ởng phát triển, năng suất mía
Thí nghiệm thời vụ trồng mía gồm 4 công thức: CT1: trồng vào ngày 10/2 (Đối chứng).
CT2: trồng vào ngày 10/3. CT3: trồng vào ngày 10/4. CT4: trồng vào ngày 10/5.
Thí nghiệm đ−ợc nhắc lại 3 lần, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB); diện tích ô thí nghiệm bằng 60m2 (gồm 5 hàng mía * khoảng cách hàng 1,2 m * Chiều dài hàng 10 m). Giống mía làm thí nghiệm là giống QĐ93-159, có từ 6 - 8 tháng tuổi. Mật độ trồng 4 vạn hom (2 mầm)/ha.
Các biện pháp kỹ thuật áp dụng nh− nhau và theo qui trình sản xuất chung của công ty (xem phụ lục).
3.2.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh h−ởng của một số mức phân bón đến sinh tr−ởng, phát triển và năng suất mía
Thí nghiệm gồm 4 công thức bón phân.
CT1: Bón 150 kg N : 75 kg P2O5 : 150 kg K2O (Đối chứng). CT2: Bón 200 kg N : 100 kg P2O5 : 200 kg K2O.
CT3: Bón 250 kg N : 125 kg P2O5 : 250 kg K2O. CT4: Bón 300 kg N : 150 kg P2O5 : 300 kg K2O
Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 60 m2.(gồm 5 hàng mía * khoảng cách hàng 1,2 m * chiều dài hàng 10 m). Trên nền 10 tấn phân chuồng/ha. Bố trí trồng vào 11/4.
Giống mía, mật độ và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc áp dụng giống nh− ở thí nghiệm 1 (chỉ có l−ợng phân bón là khác nhau).
3.3.3 Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh h−ởng của mật độ trồng đến sinh tr−ởng, phát triển và năng suất mía
Thí nghiệm gồm 4 công thức CT1: Trồng 20 nghìn hom/ha.
CT2: Trồng 30 nghìn hom/ha (Đối chứng). CT3: Trồng 40 nghìn hom/ha.
CT4: Trồng 50 nghìn hom/ha.
Thí nghiệm đ−ợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), nhắc lại 3 lần. Diện tích ô thí nghiệm bằng 60 m2 (gồm 5 hàng * khoảng cách hàng 1,2m * chiều dài hàng 10 m). Thời gian bố trí thí nghiệm vào ngày 12/4.
Các yếu tố giống, phân bón và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt áp dụng giống nh− ở thí nghiệm 1 (chỉ có mật độ trồng là bố trí khác).
3.3. Các chỉ tiêu và ph−ơng pháp theo dõi
- Thời gian mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm
Theo dõi 3 hàng giữa của một ô, khi xuất hiện mầm mía đầu tiên thì bắt đầu theo dõi, định kỳ theo dõi 3 ngày/lần.
Cách xác định thời gian: Khi mía mọc đ−ợc 5% tổng số mầm, đ−ợc xem là bắt đầu mọc, khi đếm số mầm theo dõi giữa 2 lần kế tiếp không tăng nữa là kết thúc.
Thời gian mọc mầm = Thời gian kết thúc mọc – thời gian bắt đầu mọc mầm.
Tỷ lệ mọc mầm = (Tổng số mầm mọc/ Tổng số mầm đem trồng) * 100%. (Tổng số mầm đem trồng = Số hom trồng * số mầm/hom).
- Thời gian và sức đẻ nhánh
Theo dõi 3 hàng giữa, khi xuất hiện nhánh mía đầu tiên thì bắt đầu theo dõi. Đếm cây mẹ và toàn bộ (cây mẹ + cây con). Định kỳ 3 ngày theo dõi 1 lần.
Cách xác định: Khi tỷ lệ đẻ nhánh đạt 5% tổng số mầm đẻ đ−ợc xem là bắt đầu đẻ nhánh. Khi số nhánh giữa 2 lần theo dõi không tăng đ−ợc xem là kết thúc đẻ nhánh.
Thời gian đẻ nhánh = thời gian kết thúc đẻ nhánh – thời gian bắt đầu đẻ nhánh.
Sức đẻ nhánh (nhánh/mầm) = số cây con/số cây mẹ. Số cây con đ−ợc tính = (tổng số cây mẹ + con) – cây mẹ. - Động thái tăng tr−ởng chiều cao cây qua các tháng
Theo dõi mỗi ô thí nghiệm 10 cây (ở hàng giữa) đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 10. Bắt đầu theo dõi khi mía có 3 - 5 lóng (mía có khoảng 9 - 12 lá), trong quá trình theo dõi nếu cây nào bị hỏng phải thay thế bằng cây khác có chiều cao lý thuyết t−ơng ứng (bằng chiều cao cây hỏng đo lần tr−ớc + tốc độ tăng tr−ởng trung bình của số cây theo dõi/ô).
Lập bảng động thái tăng tr−ởng chiều cao cây.
Tính tốc độ tăng tr−ởng chiều cao cây qua các tháng = (chiều cao cây đo lần sau – chiều cao cây đo lần tr−ớc).
- Biến động cây hữu hiệu qua các thời kỳ
Mỗi ô theo dõi 3 hàng, đếm tổng số cây hữu hiệu, định kỳ theo dõi 1 tháng /lần. - Các yếu tố cấu thành năng suất (chiều cao cây, đ−ờng kính, khối l−ợng
và số cây hữu hiệu khi thu hoạch).
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Khối l−ợng trung bình cây * số cây hữu hiệu khi thu hoạch.
- Năng suất thực thu (tấn/ha) = (Năng suất 1 ô / 60m2) * 10.000m2. - Theo dõi diễn biến chất l−ợng
Bắt đầu theo dõi từ tháng 10 đến lúc kết thúc thu hoạch, 15 ngày kiểm tra 1 lần bằng Brix kế.
Tr−ớc lúc thu hoạch lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu về Brix (% chất khô tan trong n−ớc mía), độ Pol (% đ−ờng có trong n−ớc mía), AP (độ thuần = độ Pol/Brix), Rs (đ−ờng khử) và cuối cùng là CCS (đ−ờng thu hồi công nghiệp). 3.4.Tổng hợp, xử lý số liệu
Số liệu theo dõi đ−ợc tổng hợp thành các bảng và đ−ợc xử lý theo ph−ơng pháp Exel và IRISTAT 4.4.