Các công cụ biện pháp

Một phần của tài liệu [Luận văn]Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam (Trang 31 - 95)

theo nhóm có thể được trợ giúp dưới hình thức tín dụng, được cung ứng các yếu tố đầu vào và các điều kiện tiếp thị. Malaysia đã thành lập Hội đồng ngành cây cao su nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa các khu vực Nhà nước và tư nhân. Mạng lưới của Hội đồng ngành gồm có các đại diện của các Bộ, Cục, các Công ty, các trường Đại học và các đơn vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành cao su, tạo nên sự liên kết chặt chẽ có trách nhiệm trong các khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

* Về các biện pháp hỗ trợ, nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất cao su và những thuận lợi có được, chính phủ Malaysia đã đưa ra những chính sách khuyến khích đầy hấp dẫn về tài chính, đầu tư, thuế nhằm hỗ trợ và bảo hộ người sản xuất và nhiều chương trình hỗ trợ cho phát triển như hỗ trợ về tài chính, công nghệ, kỹ thuật và tư vấn sản xuất, tư vấn tiếp thị. Sau khi nhận thấy giới hạn của sự phát triển cao su với tốc độ cao, Malaysia đã điều chỉnh chính sách khuyến khích về tài chính, tiền tệ nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu những nông sản có quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tất cả các đơn vị sản xuất tham gia vào việc trồng cây, bao gồm hợp tác xã, các tổ hợp nông nghiệp, các nông hội, các công ty cổ phần v.v..đều có quyền được hưởng các khuyến khích về thuế. Chẳng hạn, các đơn vị mới tham gia kinh doanh được miễn thuế trong vòng 5 năm kể từ khi bắt đầu thực

hiện. Khi các dự án nông nghiệp đi vào hoạt động, được Bộ Tài chính chấp thuận, các chi phí cơ bản ban đầu cũng được khấu trừ về khai hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi...

1.1.6.4 Những bài học kinh nghiệmrút ra đối với Việt Nam

Qua nghiên cứu các chính sách xuất khẩu cao su của một số nước, từ đó Việt Nam có đuợc một số bài học kinh nghiệm đáng quí như sau:

- Về qui hoạch đất trồng, học tập từ kinh nghiệm của Thái Lan, hạn chế việc mở rộng diện tích thâm canh trồng cây cao su, thay vào đó Việt Nam cần tập trung vào việc cải thiện đất trồng, tăng độ màu mỡ cho đất bằng các biện pháp khoa học nhằm cải tạo đất. Bên cạnh đó, những nơi đất đai khô cằn và không phù hợp cho phát triển cao su, Việt Nam cần tận dụng trồng các loại cây phù hợp hơn hoặc có những biện pháp khôi phục độ màu mỡ của đất như bón phân....

- Về tổ chức hoạt động sản xuất, như Malaysia và Indonesia trong thời gian qua, thực hiện tổ chức khai thác chế biến cao su theo một chuỗi liên hoàn, bằng cách tổ chức xây dựng các khu công nghiệp cao su, bao gồm trang trại cao su với qui mô rộng lớn. Bởi lẽ, cao su thường phát triển tốt khi trồng theo đồn điền rộng, tạo môi trường thuận lợi cho cao su. Bên cạnh đó, việc xây dựng cở sở sản xuất liền kề sẽ giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển trong sản xuất

- Về phát triển công nghệ, Việt Nam nên tập trung phát triển theo hướng cải tạo đất trồng, cải thiện và nâng cao chất lượng giống cây cao su, và công nghệ sinh học giúp sản xuất chế tạo sản phẩm cao su đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ môi trường sạch. Đây là những biện pháp hữu hiệu từ phía Thái Lan nhằm đưa ngành cao su đến vị trí hàng đầu như ngày nay.

hiểm cho người công nhân khai thác và chế biến cao su, bởi cao su mang lại những độc hại lớn cho người tiếp xúc thường xuyên và quá nhiều. Tiếp đó nhà nước có thể áp dụng chiến lược như của Thái Lan trong việc nhà nước cung cấp hỗ trợ giống trồng cao su, phân bón chất lượng cao và cuối cùng đảm bảo đầu ra, tập trung thu mua và phân phối ra thị trường thế giới

- Về thu hút đầu tư, Việt Nam nên tập trung thu hút đầu tư từ các nước nhập khẩu cao su lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc .... bên cạnh đó nên tăng cường thu hút đầu tư từ các nước có nhu cầu nhập khẩu cao su lớn của Việt Nam nhưng thị phần của Việt Nam tại các thị trường này còn thấp, từ đó, ta sẽ hiểu được nhu cầu của thị trường và đáp ứng được một cách hiệu quả và tối đa. Cuối cùng, việc thu hút đầu tư chủ yếu vào việc phát triển dây chuyền chế biến và sản xuất cao su.

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CAO SU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Ngành cao su là một ngành sản phẩm nông nghiệp quan trọng của Việt Nam, đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm. Cây cao su được trồng ở Việt Nam từ năm 1897 đã đang và sẽ là một cây công nghiệp quan trọng của nước ta. Nó có nhiều tiềm năng phát triển trên quy mô lớn theo định hướng chủ đạo là xuất khẩu bởi hiệu quả kinh tế, tạo nhiều việc làm, đóng góp nhiều vào kim ngạch xuất khẩu và có tác dụng bảo vệ môi trường, và nhu cầu trên thị trường thế giới đang ngày một tăng lên trong khi số lượng các nước cung cấp sản phẩm này không nhiều. Nhưng quan trọng hơn cả là năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn thấp kém. Đó là những yếu tố dẫn đến sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su xuất khẩu Việt Nam

Mặt hàng cao su xuất khẩu đã trở thành một trong những ngành sản xuất truyền thống và xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Theo thống kế hàng năm cho thấy lượng cao su xuất khẩu luôn đứng thứ 4 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mỗi năm đem lại nguồn lợi nhuận khoảng 1,3 tỷ USD và tăng lên nhanh chóng, giữ tỷ trọng ở mức 4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Diện tích trồng cây cao su cũng đang tăng lên 750 ngàn ha trong năm 2008 ( gấp hai lần so với 2002).Cao su là ngành sản phẩm có định hướng sản xuất để xuất khẩu do vậy khoảng 85 – 90% là xuất khẩu, chiếm gần 5,4 % thị phần cao su toàn thế giới. Cao su là ngành sản phẩm được đánh giá là có năng lực cạnh tranh khá

Bên cạnh đó, hoạt động khai thác sản xuất cao su xuất khẩu đã thu hút được nhiều lao động và tạo nhiều công ăn việc làm cho toàn xã hội, đạt khoảng 94 ngàn lao động, chiếm tỷ trọng 0,35% tổng số lao động nông lâm nghiệp của cả nước. Chính phủ cũng xác định cây cao su còn là loại cây trồng giúp người dân xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội vùng đất đồi.

Hàng cao su xuất khẩu hiện đã có mặt trên nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc... đã tạo điều kiện để Việt Nam dần dần xây dựng uy tín và phát triển nhiều mối quan hệ hợp tác quốc tế trên trường quốc tế.

1.2.2 Việt Nam có lợi thế để phát triển hoạt động xuất khẩu cao su

1.2.2.1 Điều kiện địa lý và thiên nhiên thuận lợi

Cao su là cây nhiệt đới điển hình. Nhiệt độ thích hợp để cây lớn và phát triển trong khoảng 20 – 30oC, lượng mưa khoảng từ 1800 – 2500mm/năm và độ ẩm khoảng 75% trở lên . Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phần lớn diện tích canh tác có thể thoả mãn điều kiện này.

Tiêu thụ cao su thế giới tăng tương đối liên tục và đều đặn mặc dù có sự ra đời và phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất cao su tổng hợp từ sau Thế Chiến thứ 2 cũng ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ cao su. Cao su được tiêu thụ chủ yếu tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Canada, Đức, Trung Quốc và chủ yếu được dùng cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô và các phương tiện vận tải khác....

Theo Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), trung bình mỗi năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 9,7 triệu tấn cao su, trong đó các sản phẩm dùng cho ngành công nghiệp chế biến săm lốp chiếm tới hơn 50% tổng cầu, tiêu thụ cao su thế giới năm 2008 sẽ đạt khoảng 10,1 triệu tấn và đến năm 2020 dự kiến sẽ là 31,3 triệu tấn

Nguồn: http://www.irco.biz/Statistic

Vì cây cao su phụ thuộc rất lớn vào thời tiết do vậy không phải khu vực nào cũng có khả năng sản xuất cây cao su. Nhưng nhu cầu trên thế giới thì rất lớn, hiện nay chỉ có 20 nước sản xuất và xuất khẩu cao su, trong đó các nước Châu Á chiếm 90% tập trung chủ yếu vào khu vực Đông Nam Á với 3 nước

Hình 1.1: Sản lượng tiêu thụ cao su của thế giới từ năm 2002 - 2008

xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới là Malaysia, Thái Lan, Indonexia.

Bảng 1.1: Sản lượng sản xuất cao su trên thế giới từ năm 2002 - 2007

Năm Malaysia Thái

Lan Indonexia Ấn Độ TrungQuốc

Việt Nam Tổng thế giới 2002 804.9 2615.1 1630.0 640.8 527.0 331.4 7332.0 2003 909.2 2876.0 1792.2 707.1 565.0 363.5 8033.0 2004 1097.5 2984.3 2066.2 742.6 573.0 419.0 8748.0 2005 1060.7 2937.2 2271.0 771.5 510.0 468.6 8882.0 2006 1284.0 3137.5 2637.0 853.3 533.0 553.5 9680.0 2007 1215.0 3056.4 2791.0 767.6 577.4 608.2 9685.0 Nguồn: http://www.irco.biz/Statistic

Trong khi nhu cầu về cao su trên thế giới ngày càng tăng cao thì việc cung cấp cao su của một số nước như Thái Lan, Inđonexia, Malaysia đang có sự ngưng trệ và chậm phát triển do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Bởi lẽ đó đây chính là cơ hội vàng cho Việt Nam nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su xuất khẩu, đột phá trong thị trường toàn cầu.

1.2.3 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao su xuất khẩu Việt Nam còn thấp kém so với tiềm lực phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiềm năng phát triển ngành cao su của Việt Nam tuy khá lớn nhưng quy mô sản xuất còn quá hạn chế. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm cao su của Việt Nam hiện nay là khoảng 85 -90% xuất khẩu, còn khoảng 10 -15 % là tiêu thụ trong thị trường nội địa. Hiện nay (2008) cao su Việt Nam mới chiếm gần 5,4% thị trường cao su thiên nhiên thế giới, ít hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Malayxia ( 3 nước này có khối lượng cao su xuất khẩu chiếm tới 75% thị phần thế giới )

Tuy nhiên phát triển cao su trong thời gian qua còn một số hạn chế: quy hoạch phát triển cao su chưa được rà soát và điều chỉnh kịp thời, một số nơi phát triển tự phát không theo quy hoạch; kỹ thuật canh tác và cơ cấu giống còn chậm đổi mới, một số nơi khâu thu hoạch và chế biến hiệu quả chưa cao;

cho phát triển cây cao su.

Trình độ tay nghề của công nhân chưa cao do vậy năng suất khai thác cao su thấp hơn so với trong khu vực. Cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp với những nhu cầu của thị trường ( chủ yếu là sản phẩm cao su chưa được xử lý và ở dạng thô như SVR 3L trong khi đó nhu cầu loại này trên thế giới rất thấp) . Sản phẩm thiếu tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn đối với cao su trước khi hàng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Cao su Việt Nam hầu như không có thương hiệu trên thị trường thế giới nên luôn phải bán qua trung gian với giá thấp hơn so với nhiều nước khác. Ngoài ra, tình trạng tranh mua tranh bán của nhiều doanh nghiệp cao su Việt Nam cũng gây bất lợi cho thị trường.

**************************

Tóm lại, Chương 1 đã hệ thống và phân tích được những lí luận cơ bản

liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của sản phẩm có hệ thống các tiêu chí như doanh thu, giá bán, chi phí, chất lượng, vệ sinh an toàn và mức độ uy tín của sản phẩm trên thị trường. Các tiêu chí đánh giá trên sẽ là cơ sở để đưa ra các công cụ, biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm cho các doanh nghiệp.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mặt hàng cao su xuất khẩu Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vào thị trường thế giới là do: vai trò chủ lực của ngành cao su xuất khẩu đối với Việt Nam, những điều kiện về tự nhiên – xã hội ưu đãi, và mức độ năng lực cạnh tranh còn thấp kém so với tiềm lực phát triển

Indonesia, Malaysia ….đã đưa ra cho Việt Nam những bài học quí báu để từ đó có được chính sách cho riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh và định hướng phát triển mặt hàng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam. Toàn bộ những lý luận cơ bản sức cạnh tranh, bài học kinh nghiệm được rút ra từ các đối thủ cạnh tranh là cơ sở quan trọng để đánh giá và phân tích chương 2 “Thực trạng năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua”.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG CAO SU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC MẶT HÀNG CAO SU XUẤT KHẨU

2.1.1 Diện tích trồng cây cao su

Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào VN (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Diện tích trồng cây cao su đã tăng rất nhanh, từ 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ vào năm 1920; đã tăng lên đến 480.200 ha trên cả nước(2005), cho tổng sản lượng mủ khai thác đạt 468.600 tấn. Mỗi năm nhà nước đều thực hiện kế hoạch hỗ trợ và tăng diện tích đất trồng cây cao su, nhằm mở rộng và phát triển hoạt động trồng cây cao và xuất khẩu cao su của cả nước. Với diện tích năm 2006 khoảng 522.200 ha, cây cao su cũng còn được các chuyên gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Trong tổng diện tích 500.000 ha trồng cây cao su tính đến năm 2007, có 63% diện tích đang ở độ tuổi khai thác, bình quân mỗi ha cao su đã đạt mức tổng thu khoảng 46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối với cao su tiểu điền), riêng của Tổng công ty Cao su VN đạt mức bình quân hơn 50 triệu đồng/ha.

Theo nghiên cứu và dự báo, vào năm 2010, diện tích cao su có thể đạt mức 700.000 ha; trong đó diện tích khai thác từ 420.000 đến 450.000 ha và có thể cho sản lượng trên 600.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được ở mức trên 1 tỷ USD. Đến năm 2015, diện tích khai thác đạt 520.000 đến 530.000 ha, và sản lượng ước đạt 750.000-800.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5

tỷ-1,6 tỷ USD. Tuy nhiên quĩ đất trồng cây cao su tại Việt Nam không còn nhiều. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng sản xuất đã chuyển hướng sang trồng và khai thác tại Lào và Campuchia nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2015, Tập đoàn cao su Việt Nam sẽ đạt diện tích trồng cây cao su ở Lào và Campuchia là khoảng 100.000 ha/nuớc. Vấn đề đặt ra hiện nay là diện tích đất để quy hoạch phát triển cây cao su, nhất là cho đại điền, loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay dự án trồng 5 triệu ha rừng trong giai đoạn 1998-2005, gồm 2 triệu ha rừng phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất; vào cuối năm 2006 vừa qua đã được điều chỉnh còn 1 triệu ha rừng phòng hộ, 2 triệu ha rừng sản xuất và bổ sung 1 triệu ha rừng cây công nghiệp và cây ăn quả. Như vậy, nếu mạnh dạn giao diện tích đất trong dự án trồng 5 triệu ha rừng để phát triển cây cao su thì không những đáp ứng được mục tiêu của dự

Một phần của tài liệu [Luận văn]Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam (Trang 31 - 95)