Ưu điểm và nhược điểm của mạng Lan ảo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng ethernet và triển khai mô hình mạng LAN ETHERNET (Trang 43)

 Ưu điểm:

o Có thể tạo ra hai mạng LAN ảo, tạo ra các nhóm làm việc không phục thuộc vào

vị trí của thiết bị, chẳng hạn những người thuộc cùng một phòng ban không cần ngồi cùng một phòng hay cùng một tầng trong toà nhà mà vẫn là các thành viên trong cùng một mạng LAN ảo.

o Có thể dễ dàng di chuyển thiết bị từ mạng LAN ảo này sang mạng LAN ảo khác.

o Ưu điểm khác là bằng việc sử dụng các bộ chuyển mạch thay cho các bộ định tuyến, hiệu năng làm việc đạt được cao hơn, giá thành rẻ hơn, khả năng quản trị tốt hơn.

 Nhược điểm:

Hiện nay, chuẩn chình thức cho VLAN (uỷ ban IEEE 802.1q đang soạn thảo ) chưa được phê chuẩn mặc dù chuẩn này được hỗ trợ bởi nhiều nhà cung cấp. Do đó các thiết lập và cấu hình VLAN phụ thuộc vào nhà sản xuất thiết bị.

Chương 3:

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH MẠNG LAN ETHERNET CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT-HÀN 3.1 Giới thiệu về trường

Trường Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn là một trường cao đẳng chính quy trực thuộc Bộ thông tin và Truyền thông. Trường đào tạo theo 4 ngành:

 Tin hoc ứng dụng

 Khoa học máy tính

 Quản trị kinh doanh

 Marketing

Trường có các đội ngũ hỗ trợ sinh viên như: Trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm thông tin tư liệu, Trung tâm phát triển nội dung đào tạo, trung tâm hỗ trợ việc làm, trạm y tế,…Tất cả các phòng học đề được trang bị máy móc hiện đại, nhằm phục vụ tối đa cho sinh viên học tập. Trường có 3 khu giảng đường A,B,C, 2 khu ký túc xã 5 tâng đáp ứng nhu cầu cho tất cả sinh viện ở nội trú.

3.2 Mô hình mạng

Mô hình tổ chức của trường Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt-Hàn được mô tả như sau:

• Các khoa quản lý: Phòng đào tạo, phòng tổng hợp, phòng kế hoạch – tài chính, phòng

công tác sinh viên, phòng hành chính quản trị.

• Các khoa đào tạo: Khoa đại cương, Khoa khoa học máy tình, Khoa công nghệ thông

tin ứng dụng, khoa thương mại điện tử.

Hình 3-1: Mô hình mạng của trường CĐ CNTT Hữu Nghị Việt Hàn

 Yêu cầu đặt ra cho mô hình mạng trên là: phân chia Vlan sao cho

o Các máy của các khoa ở cùng một tòa nhà và có cùng địa chỉ mạng nhưng

không được thông với nhau.

o Máy của TT PT NDDT tuy không ở cùng tòa nhà với các máy TT CNTT và

TT TT tư liệu, máy trạm y tế nhưng lại có thể thông với nhau.

o Cấu hình VLAN và subinterface trên router.

3.3 Tổng quan các bước thực hiện

Bước 1: Đặt địa chỉ cho các máy PC đại diện cho các phòng ban. Bước 2: Cấu hình VTP server trên switch trung tâm

Bước 3: Cấu hình VTP client trên các switch khác. Bước 4: Tạo các VLAN trên switch trung tâm

 VLAN 10 : trungtam  VLAN 20 : ungdung  VLAN 30 : khmt  VLAN 40 : daicuong  VLAN 50 : tmdt  VLAN 60 : phonghoc1  VLAN 70 : phonghoc2  VLAN 80 : quanly

 VLAN 99 : trunk

Bước 5: Kiểm tra bảng VLAN

Bước 6: Đưa các interface vào VLAN

Switch VLAN Interface

S1, S2, S3, S4, S5, S6, P1, P2 VLAN 99 Fa 0/1 - 6 S2 VLAN 10 ( trungtam ) Fa 0/7 - 10 S3 VLAN 80 ( quanly ) Fa 0/7 – 15 S4 VLAN 10 ( trungtam ) Fa 0/7 – 10 VLAN 20 ( ungdung ) Fa 0/11 – 15 VLAN 30 ( khmt ) Fa 0/16 – 18 VLAN 40 ( daicuong ) Fa 0/19 – 20 VLAN 50 ( TMDT ) Fa 0/21-24 S6 VLAN 10 ( trungtam ) Fa 0/7 -10 P1 VLAN 60 ( phonghoc1 ) Fa 0/2 – 24 P2 VLAN 70 ( phonghoc2 ) Fa 0/2 - 24

Bảng các VLAN và interface tương ứng

Bước 7: Cấu hình sub – interface trên router 0 Bước 8 : Kiểm tra kết quả

3.4 Các bước thực hiện

Bước 1: Đặt địa chỉ IP cho các máy như trong mô hình

Bước 2: Cấu hình VTP server trên switch trung tâm - Các lệnh cấu hình một VTP server:

- Các lệnh cấu hình VTP Client:

- Chuyển các interface từ FastEthernet 0/0 tới FastEthernet 0/6 sang mode trunk trên tất cả switch:

- Lệnh tạo VLAN trên switch server:

Bước 5: Kiểm tra bảng Vlan

- Kiểm tra các VLAn đã tạo trên Switch: đã tạo được các VLAN như bảng trên. Các VLAN tự động cập nhật tới các switch client.

Bước 6: Đưa các Interface vào Vlan - Chuyển các Interface vào VLAN:

Bước 7: Cấu hình sub-if trên router 0 - Thêm các Sub-interface trên Router 0:

Bước 8: Kiểm tra kết quả

- Ping từ máy PC khoa tin hoc ứng dụng tới pc khoa KHMT: không được mặc dù cùng miền mạng nhưng không cùng Vlan

Kết luận

 Về lý thuyết

Nội dung trong đề tài đã cung cấp khá đầy đủ về kiến thức cơ bản của mạng LAN ETHERNET. Bao gồm các loại mạng, cấu trúc Topo, hệ thống cáp mạng, giao thức truy cập, các thiết bị dùng để kết nối ETHRNET, kỹ thuật chuyển mạch và tạo mạng LAN ảo. Qua đó người xem có thể hiểu rõ thêm về các thành phần của một hệ thống mạng LAN ETHERNET, cách xây dựng một hệ thống mạng LAN ETHERNET cơ bản.

 Về triển khai

Đã xây dựng được một hệ thống mạng LAN ETHERNET cơ bản. Đáp ứng được yêu cầu về sử dụng. Tuy nhiên mô hình này vẫn còn nhiều hạn chế:

o Chưa xây dựng được khả năng dự phòng cho hệ thống mạng.

o Chưa tạo được các máy chủ FTP và DNS

o Chưa liên kết được với hệ thống mạng không dây

o Chưa bám sát hệ thống mạng thực tế

 Hướng phát triển

Tìm hiểu các bước thiết kế một mạng LAN ETHERNET cơ bản. Bao gồm: Mô hình cơ bản, các yêu cầu thiết kế, các bước thiết kế. Triển khai mô hình mạng LAN không chỉ cho trường học mà còn triển khai mô hình mạng LAN ETHERNET cho các công ty tổ chức khác.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Mạng băng rộng – TS.Phí Đắc Hải – Trường Cao Đẳng CNTT Hữu Nghị Việt – Hàn.

2. Giáo trình Mạng máy tính – Tác giả: TS.Phạm Thế Quế - NXB Thông tin và truyền thông. 3. Ethernet Networks: Design, Implementation, Operation, Management ( Gilbiert Held. Copyright 2003 John Wiley & Sons, LTD).

4. Một số website: http://google.com, http://tailieu.vn, http://nhatnghe.com,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng ethernet và triển khai mô hình mạng LAN ETHERNET (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w