Tiết 20 - Bài : 18 THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Dia 7 in ngay (Trang 33 - 37)

Chương II MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ,

Tiết 20 Tiết 20 - Bài : 18 THỰC HÀNH

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Qua các bài tập thực hành , HS củng cố kiến thức cơ bản và một số kĩ năng về : + Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa .

+ Các kiểu rừng ở đới ôn hoà và nhận biết được qua ảnh địa lí .

+ Ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà và biết vẽ, đọc, phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại .

+ Cách tìm các tháng khô hạn trên biểu đồ khí hậu vẽ theo T= 2P . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Biểu đồ các kiểu khí hậu của đới nóng và đới ôn hoà (tự vẽ) . - Ảnh 3 kiểu rừng ôn đới (rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao) III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

1.ổn định lớp : . 2 .Kiểm tra bài cũ :

? Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đới ôn hoà ? 3 .Bài mới :

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

Hoạt động 1 : mỗi nhóm 4 HS.

- Gọi HS phân tích biểu đồ A : Về nhiệt độ mùa hạ không quá 10oC, có 9 tháng nhiệt độ dưới 0oC , mùa đông lạnh -30oC ; mưa ít tháng nhiều nhất không quá 50 mm và có 9 tháng mưa dưới dạng

1. Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm dưới đây thuộc các môi trường nào của đới ôn hoà ?

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính tuyết rơi, mưa nhiều vào mùa hạ .

? Hãy xác định biẻu đồ A thuộc kiểu khí hậu nào ? (Kiểu khí hậu ôn đới lục địa vùng gần cực)

- Gọi HS phân tích biểu đồ B : mùa hạ đến 25oC, đông ấm áp 10oC ; mùa hạ khô hạn, mưa vào thu- đông .

? Hãy xác định biểu đồ B thuộc kiểu khí hậu nào ? ( Thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải)

- Gọi HS phân tích biểu đồ C : mùa đông ấm xuống không quá 5oC , mùa hạ mát dưới 15oC ; mưa quanh năm tháng thấp nhất 40 mm, cao nhất 250 mm.

? Hãy xác định biểu đồ C thuộc kiểu khí hậu nào ? (Khí hậu ôn đới hải dương)

Hoạt động 2 :

- Yêu cầu HS quan sát 3 ảnh và tìm hiểu xem các cây trong ảnh thuộc kiểu rừng nào . Cần cho biết ở Canada có cây phong đỏ được coi là cây biểu trưng cho Canada, có mặt cho quốc kì : lá phong trên nền tuyết trắng . Cây phong là cây lá rộng .

- GV cùng HS lần lượt xác định 3 kiểu rừng : rừng lá kim ở Thụy Điển, rừng lá rộng ở Pháp và rừng hỗn giao giữa phong và thông ở Canada .

Hoạt động 3 :

- Vẽ biểu đồ gia tăng lượng khí thải trong khí quyển Trái Đất từ năm 1840 đến năm 1997 . Có thể vẽ đường biểu diễn hoặc biểu đồ cột để thể hiện các số liệu đã cho .

? Giải thích nguyên nhân sự gia tăng ?

(do sản xuất công nghiệp và do tiêu dùng chất đốt ngày càng gia tăng)

* Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ về sự gia tăng CO2

trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997 và giải thích nguyên nhân sự gia tăng đó .

- A : Kiểu khí hậu ôn đới lục địa gần cực .

- B : Kiểu khí hậu Địa Trung Hải .

- C : Kiểu khí hậu ôn đới hải dương .

2. Dưới đây là các ảnh các kiểu rừng ở đới ôn hoà : rừng hỗn giao, rừng lá kim, rừng lá rộng . Xác định từng ảnh thuộc kiểu rừng nào ? - Rừng lá kim ở Thụy Điển, rừng lá rộng ở Pháp và rừng hỗn giao phong và thông ở Canada .

3. Lượng khí thải CO2

(điôxít cacbon) là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên . Cho đến năm 1840, lượng CO2 trong không khí luôn ổn định ở mức 275 phần triệu ( viết tắc là 275 p.p.m) . Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đến nay lượng CO2

trong không khí không ngừng tăng lên như sau : - Năm 1840 : 275 phần triệu - Năm 1957 : 312 phần triệu

- Năm 1980 : 335 phần triệu - Năm 1997 : 355 phần triệu 4.CỦNG CỐ HDVN

- Hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ cột .

- Về nhà học bài, xem lại cách vẽ biểu đồ cột , chuẩn bị trước bài 19.

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Tiết 21 - Bài 19 : MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS

- Nắm được đặc điểm của hoang mạc (khí hậu cực kì khô hạn và khắc nghiệt) và phân biệt được sự khác nhau giữa hoang mạc nóng và hoang mạc lạnh .

- Biết được cách thích nghi của động vật và thực vật với môi trường hoang mạc .

- Đọc và so sánh hai biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

- Đọc và phân tích ảnh địa lí, lược đồ địa lí . II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Bản đồ khí hậu hay bản đồ cảnh quan thế giới . - Lược đồ các đai khí áp trên thế giới .

- Ảnh chụp các hoang mạc ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ, Ôxtrâylia . III .HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

1.Ổn định lớp : 2 .Kiểm tra bài cũ :

3 .Bài mới : Hoang mạc là nơi có khí hậu hết sức khắc nghiệt và khô hạn.

Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Diện tích các hoang mạc ngày càng mở rộng .

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

Hoạt động nhóm : mỗi nhóm 4 HS .

* Bước 1 : quan sát lược đồ 19.1 .

? Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu ?

( do có dòng biển lạnh ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào, nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển ; nằm dọc theo 2 đường chí tuyến : do ở 2 chí tuyến có 2 dải khí áp cao hơi nước khó ngưng tụ thành mây)

* Bước 2 : GV chỉ 2 hoang mạc Xahara và GôBi trên lược đồ .

- GV cho HS quan sát bản đồ khí hậu 19.2 (Bin- ma Nigiê); và 19.3 (Đalan Giađagat Mông cổ) và cho nhận xét :

- Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc : mưa ít ở Xahara 21 mm, GôBi 140 mm ; biên độ nhiệt năm lớn Xahara 24oC, Mông cổ 44oC, - GV nói thêm có lúc giữa trưa lên đến 40oC đêm hạ xuống 0oC.

- Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở ôn hoà :

+ Hoang mạc đới nóng : biên độ nhiệt năm cao nhưng có mùa đông ấm áp (trên 10oC); mùa hạ

1. Đặc điểm của môi trường : - Hoang mạc chiếm một diện tích khá lớn trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu nằm dọc theo hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu .

- Khí hậu ở đây hết sức khô hạn, khắc nghiệt. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn .

- Do thiếu nước nên thực vật cằn cỗi, thưa thớt ; động vật

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính rất nóng trên 36oC.

+ Hoang mạc đới ôn hoà : biên độ nhiệt năm rất cao, nhưng có mùa hạ không quá nóng (20oC), mùa đông rất lạnh (-24oC) ; khí hậu ổn định hơn hoang mạc đới nóng .

* Bước 3 : HS quan sát 2 ảnh 19.4 Xahara và 19.5 Ariđôna(Hoa Kì)

? Mô tả quang cảnh hoang mạc châu Phi và hoang mạc Bắc Mĩ ?

(Hoang mạc Xahara ở châu Phi như một biển cát mênh mông từ Tây sang Đông 4500 km , từ Bắc xuống Nam 1800 km, với những đụn cát di động ; một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng như cây dừa)

(Hoang mạc Ariđôna ở Bắc Mĩ là vùng đất sỏi đá với các cây bụi gai và các cây xương rồng nến khổng lồ cao 5m, mọc rải rác ).

Hoạt động lớp .

* Bước 1 : cho học sinh thảo luận về sự thích nghi khô hạn động vật-thực vật sau đó cử đại diện nhóm trình bày . ( tự hạn chế sự mất nước : thân lá bọc sáp hay biến thành gai; bò sát và côn trùng vùi xuống cát, chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm, lạc đà ít đổ mồ hôi khi hoạt động, người mặc áo choàng nhiều lớp chùm kín đầu để tránh mất nước vào ban ngày và chống rét vào ban đêm …).

(tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể : cây có bộ rễ sâu và toả rộng, cây xương rồng khổng lồ và cây có thân hình chai để dự trữ nước trong thân cây, lạc đà ăn và uống nhiều để dự trữ mỡ trên bứu .)

hiếm hoi.

2. Sự thích nghi của thực- động vật với môi trường : - Đối với thực vật : cây rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá bọc sáp, dày bóng hoặc biến thành gai, bộ rễ dài và to , dự trữ nước trong thân .

- Đối với động vật : chạy nhanh, vùi mình trong cát, hốc đá, chịu đói khát giỏi, dự trữ nước trong thân .

4.CỦNG CỐ HDVN

Câu hỏi 1 : Nêu những đặc điểm của khí hậu hoang mạc ?

Câu hỏi 2 : Thực - động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào ?

- Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 20.

Tiết 22 - Bài 20. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA

Một phần của tài liệu Dia 7 in ngay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w