5.1. Kết luận
1. Hệ thống thuỷ nông Ninh Giang nằm trong hệ thống thuỷ nông BHH, chịu sự điều tiết của hệ thống BHH, là hệ thống đ−ợc thiết kế theo nguyên tắc t−ới tiêu bằng động lực, ch−a tách rời t−ới và tiêu.
Hệ thống đ−ợc xây dựng từ những năm 50 - 60 của thế kỷ tr−ớc, đ0 qua nhiều lần quy hoạch bổ sung, nâng cấp, quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống, phần lớn các công trình đ0 và đang từng b−ớc đ−ợc bổ sung, khắc phục những tồn tại của quy hoạch cũ.
Nguồn n−ớc cung cấp cho hệ thống đ−ợc lấy từ hai nguồn: Hệ thống kênh BHH thông qua các trạm bơm, hệ thống kênh, các cống và kênh dẫn đến mặt ruộng. Lấy n−ớc từ sông Luộc thông qua các cống lấy n−ớc d−ới đê, trạm bơm, hệ thống kênh m−ơng đến mặt ruộng.
2. Hệ thống công trình đ0 đ−ợc thết kế trên cơ sở tính toán phù hợp với những biến đổi về nguồn n−ớc, khí hậu thời tiết, thuỷ văn đảm bảo nâng cao hiệu quả t−ới, tiêu trong từng cụm của hệ thống.
Việc bố trí các trạm bơm, hệ thống kênh t−ới tiêu, cống lấy n−ớc và cống tiêu n−ớc đầu mối hợp lý, việc phân chia khu t−ới thành các cụm sản xuất, phân vùng l−u vực tiêu theo điều kiện địa hình, tận dụng tối đa khả năng t−ới và tiêu thoát n−ớc trong từng khu vực.
Diện tích t−ới đ−ợc xác định trong năm 2006 là 7.461,24 ha. Diện tích tiêu đ−ợc xác định qua các năm là 12.365 ha.
3. Hệ thống thuỷ nông huyện Ninh Giang đ−ợc thiết kế t−ới tiêu kết hợp, lợi dụng đ−ợc một phần quy luật thuỷ triều để lấy n−ớc ng−ợc qua Cầu Xe - An Thổ vào thời kỳ đổ ải vụ chiêm, với độ mặn cho phép. Ngoài ra hệ thống còn lợi dụng lấy sa vào vụ mùa góp phần cải tạo đất cho một phần diện tích ở khu Đông nam Cửu An.
Việc vận dụng quy luật thuỷ triều và tận dụng lấy sa đ0 góp phần nâng cao hiệu quả t−ới và cải tạo đất của hệ thống.
4. Các công trình thuộc hệ thống phần lớn đ−ợc sử dụng qua nhiều năm, máy móc đ0 cũ và lạc hậu, tỷ lệ kiên cố hoá kênh m−ơng còn thấp và ch−a hoàn chỉnh, mặc dù đ0 đ−ợc duy tu bảo d−ỡng, cải tạo, nạo vét hàng năm nh−ng tình trạng lắng đọng bùn cát vẫn diễn ra, đặc biệt là trên hệ thống kênh cấp III, tình trạng xâm phạm dòng chảy của các công trình ngoài hệ thống trên kênh diễn ra phổ biến.
Tình trạng này đ0 ảnh h−ởng đến sự hoạt động của các công trình đầu mối, khả năng điều tiết, cấp thoát n−ớc bị hạn chế, giảm hiệu quả t−ới tiêu của toàn hệ thống.
5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong hệ thống đ0 đ−ợc tính toán đầy đủ, việc phân bố các công trình trong hệ thống hợp lý. Năm 2006 hệ thống t−ới 93,20 % diện tích lúa trong đê và tiêu 100% diện tích phục vụ của hệ thống. Nh−ng do các nguyên nhân khác nhau tình trạng hạn, úng vẫn còn th−ờng xuyên xảy ra ở nhiều vùng.
Diện tích hạn chiếm tỷ lệ nhỏ: Từ 14% đến 16% tổng diện tích đất lúa. Tình hình hạn xảy ra ở cả hai vụ trong năm, tuy nhiên diện tích hạn có thể khắc phục đ−ợc nếu việc điều tiết n−ớc đ−ợc thực hiện tốt.
Diện tích úng chiếm tỷ lệ từ 36% đến 84% tổng diện tích đất lúa. Tình hình úng cục bộ xảy ra vào vụ mùa khi l−ợng m−a lớn và tập trung.
Đối với hệ thống trạm bơm Nhà n−ớc có tổng diện tích t−ới theo thiết kế là 4.448 ha, nh−ng thực tế chỉ t−ới chủ động đ−ợc 1.866 ha, bằng 39,9% so với thiết kế, tỷ lệ t−ới đạt 25% tổng diện tích lúa toàn huyện. Các trạm bơm địa ph−ơng quản lý t−ới đ−ợc 5.632,2 ha bằng 75% tổng diện tích lúa toàn huyện.
Tình trạng l0ng phí công suất ở cả trạm bơm Nhà n−ớc và địa ph−ơng dẫn tới hiệu quả kinh tế kỹ thuật không cao mặc dù đ0 đảm bảo t−ới hết diện tích.
6. Hệ thống thuỷ nông hiện tại đ0 đáp ứng đ−ợc yêu cầu sử dụng đất đặt ra. Tuy nhiên để hệ thống hoạt động hiệu quả hơn nữa đến năm 2010 (t−ới, tiêu chủ động cho 6.439 ha),thì cần phải có các giải pháp.
7. Nguồn thu tài chính của Xí nghiệp KTCTTL hàng năm chỉ có thuỷ lợi phí, nguồn thu này ch−a đủ đảm bảo đầu t− sửa chữa các công trình phục vụ trong hệ thống. Ngoài việc đảm bảo chi th−ờng xuyên, nguồn tài chính này mới chỉ tập trung cho việc sửa chữa th−ờng xuyên, tỷ lệ thu nộp của Xí nghiệp cho công ty để tái đầu t− còn thấp. Tỷ lệ thu thực tế so với kế hoạch hàng năm đều đạt trên 90%, tỷ lệ thu chi thực tế năm 2006 là 97% và phần còn lại Nhà n−ớc phải bù từ ngân sách.
8. Xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi huyện Ninh Giang là đơn vị trực thuộc Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Hải D−ơng, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải D−ơng.
Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên hiện có, cùng với ph−ơng thức tổ chức hoạt động hiện tại, Xí nghiệp có đầy đủ điều kiện để tổ chức vận hành có hiệu quả các hoạt động của các công trình thuỷ nông hiện có. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp của các công trình, cơ chế tài chính thu chi không tự chủ, tình trạng nợ đọng thuỷ lợi phí hiện tại đang là những khó khăn chính trong việc quản lý, vận hành một cách hiệu quả.
5.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất l−ợng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông huyện Ninh Giang phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng cũng nh− thực hiện các chỉ tiêu kinh tế x0 hội của huyện. Ngoài các giải pháp nh− đ0 trình bày, tôi xin có một số kiến nghị nh− sau:
Về phía Nhà n−ớc: Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho ngành thuỷ nông, giao cho họ cơ chế tự chủ về tài chính, tăng thêm mức đầu t− tu bổ, bảo d−ỡng và xây mới các công trình một cách hoàn chỉnh từ đầu mối đến kênh
cấp II, đặc biệt quan tâm đến công trình có nguồn đầu t− lớn (hệ thống trung thuỷ nông liên x0, trọng điểm). Xây dựng khung định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, trên cơ sở đó Xí nghiệp vận hành hệ thống có hiệu quả hơn.
Về phía địa ph−ơng: UBND huyện Ninh Giang hàng năm đôn đốc, giúp đỡ chỉ đạo UBND các x0, các HTXDVNN cùng với nhân dân tu sửa, xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh t−ới tiêu, đặc biệt là kênh cấp III, xác định rõ phần diện tích thuộc l−u vực trạm bơm Nhà n−ớc, giúp Xí nghiệp giải quyết tình trạng nợ đọng thuỷ lợi phí qua các năm. UBND x0, HTXDVNN cần phải tuyên truyền vận động trong nhân dân về sự hữu ích, cần thiết của công tác thuỷ nông, nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ công trình thuỷ nông trên địa bàn.
Về phía Xí nghiệp KTCTTL: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý theo h−ớng tăng c−ờng hơn nữa mối quan hệ giữa các phòng ban chuyên môn của Xí nghiệp với các cụm sản xuất, giữa Xí nghiệp với các tổ chức sử dụng n−ớc ở địa ph−ơng, từng b−ớc nâng cao trình độ, quyền hạn, trách nhiệm ở các tuyến cơ sở.