hàng dệt may sang thị trường EU.
2.1. Thị trường EU là một thị trường rộng lớn với đầy tiềm năng nhưng cũng là một thị trường “sang trọng” và “khó tính” trong khi đó các thông tin về thị trường này mà các doanh nghiệp có được còn rất hạn chế.
Có thể nói EU là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng đối với dệt may Việt Nam, nhưng đây là một thị trường rất khó tính, Người dân EU quen dùng những hàng hiệu nổi tiếng trên thế giới dù giá của nó có đắt hơn rất nhiều so với giá của các mặt hàng cùng loại nhưng họ vẫn sẵn sàng bỏ tiền để mua những hoàng hóa có thương hiệu nổi tiếng đó bởi họ tin tưởng ở chất lượng của những sản phẩm này. EU được coi là một thị trường phát triển mạnh mẽ do vậy những quy định về chất lượng của thị trường này rất cao khó có thể đáp ứng được một cách tốt nhất về các yêu cầu của thị trường này. Nhu cầu và sở thich của người EU về hàng may mặc luôn luôn thay đổi và họ luôn tìm cho mình những sản phẩm thích hợp với mốt của thế giới do vậy các doanh nghiệp cũng khó lòng có thể đáp ứng đầy đủ sở thích của họ. Tuy là thị trường chung EU song mỗi nước lại có sở thích và nhu cầu khác nhau, đồng thời mỗi nước lại có những quy định riêng cho nước mình ngoài các quy định chung về mẫu mã, chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm do vậy các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều các khó khăn khi thâm nhập từng thị trường cũng như thâm nhập thị trường chung EU.
2.3. Mẫu mã, chất lượng sản phẩm dệt may chưa thực sự phù hợp với những tiêu chuẩn chất lượng và sở thích, nhu cầu tiêu dùng của người EU.
Nhiều kiện hàng xuất khẩu sang EU đã bị gửi trở lại do những yêu cầu về lỗi kỹ thuật, do mẫu mã, chất lượng sản phẩm kém hấp dẫn người tiêu dùng EU. Mẫu mã, quy cách sản phẩm không theo kịp được những mốt mới của thế giới điều này đã đẩy hàng Việt Nam rơi vào tình trạng khó có thể cạnh tranh với các hàng của những quốc gia xuất khẩu khác.
2.4. Nhân công tay nghề cao còn thiếu và yếu, hiệu lực quản lý chưa thực sự được nâng cao.
Do giá thuê lao động trong lĩnh vực dệt may rất thấp mà nhân công phải làm việc rất vất vả từ sáng đến tối, đến khi nhận được tiền lương thì không đủ để trang trải cuộc sống do vậy mà họ phải bỏ lĩnh vực dệt may để đi làm việc khác tốt hơn điều này xảy ra cả đối với những công nhân có tay nghề cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân công có tay nghề cao, nhiều xí nghiệp chỉ tuyển được 70% số lượng các nhân công, cũng có những xí nghiệp chỉ tuyển được 50- 60% số lượng các nhân công cũng có những xí nghiệp phải đóng cửa hoạt động do không thể làm ăn được điều này làm giảm giản lượng của dệt may Việt Nam. Bộ máy quản lý hiệu quả hoạt động còn kém thậm chí nhiều doanh nghiệp không thể quản lý được dẫn đến tình trạng phải tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên