Nguyễn Thị Lộ Với Thảm Án Lệ Chi Viên của Hoàng Đạo Chúc (Nxb Văn hóa Thông tin, 2004), Trắng án Nguyễn Thị Lộ của Hoàng Quốc Hải (Nxb Phụ nữ, 2004), Nguyễn Thị Lộ, tiểu thuyết lịch sử của Hà Văn Thùy. Nxb Văn học, 2007) v.v...
Trong các tác phẩm được thể hiện trên sân khấu, có: vở cải lương Rạng ngọc Côn Sơn của Xuân Phong, vở chèo Oan khuất một thời của Lê Chức, vở kịch nói Bí mật Lệ Chi Viên của Hoàng Hữu Đản… Ngoài ra còn có phim tài liệu Bí mật vụ án Lệ Chi Viên từng được chiếu trên
VTV1.
3. Được lập miếu thờ
Tháng 7 năm Giáp Thân (1464), Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông ban chiếu minh oan (tuy nhiên cái chết của bà Lộ phải trải hơn 500 năm sau mới được các nhà sử học minh oan). Nhân cơ hội này, dân làng đã lập miếu thờ bà Nguyễn Thị Lộ, nay thuộc thôn Khuyến Lương thuộc phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Ngôi đền nằm cạnh đê sông Hồng, và cách đền thờ Nguyễn Trãi chừng 500m. Trong đền hiện nay có một bức tượng và một tấm tranh vẽ bà. Hằng năm, vào ngày 16 tháng 8 âm lịch dân làng đều tổ chức lễ giỗ trọng thể. Ngoài ra, bà còn được thờ chung với Nguyễn Trãi ở xã Tân Lễ (huyện Đông Hà, tỉnh Thái Bình) và Lệ Chi Viên nơi xảy ra vụ án nổi tiếng (nay thuộc xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
4. Truyền thuyết rắn báo oán
nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "tộc" ("họ") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông sẽ bị hại đến ba họ. Ngày sau con rắn mẹ hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ để làm hại ba đời nhà ông. Đến đời Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại có thêm chi tiết: Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ. Nàng sinh ra dưới sườn có vảy...
Mặc dù câu chuyện được nhiều sách cũ chép đi chép lại, nhưng nhiều người tin rằng nó chỉ nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi. Ngoài ra, nội dung truyện cũng chẳng có gì mới mẻ mà chỉ là mô phỏng từ các truyền thuyết xa xưa của Trung Quốc. Ngày nay truyền thuyết này đã bị bác bỏ.
ĐỀ TÀI: LÊ LỢI
Người thực hiện: Nguyễn Quang Huy Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Lê Thái Tổ húy Lê Lợi là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1385 và mất năm 1433, ở ngôi gần 6 năm, thọ 49 tuổi. Ông có 2 người con là Lê Tư Tề và Lê Nguyên Long ( Lê thánh Tông)
II. KHỞI NGHĨA LAM SƠN VÀ CÔNG TRẠNG LỚN LAO
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427)
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, quân Minh rút về, trên danh nghĩa Trần Cảo là vua Việt Nam. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430).
Lê Thái Tổ sai sứ sang Trung Hoa cầu phong, nhưng nhà Minh không chịu, bắt phải tìm con cháu nhà Trần lập làm vua. Sứ nhà Minh đi về hai ba lần, sau vua Thái Tổ sai các viên quan phụ lão trong nước làm tờ khai rằng con cháu vua Trần thật sự không còn ai nữa, và xin phong cho Lê Lợi làm vua nước Nam. Vua Minh thấy vậy mới thuận nên phong vương cho ông
Trong triều xảy ra mâu thuẫn giữa hai phe đại thần ủng hộ Lê Tư Tề và Lê Nguyên Long. Sau, phe Lê Sát ủng hộ ông thắng thế, Lê Tư Tề bị kết luận là “mắc chứng điên cuồng” và bị hạ chức từ Quốc vương xuống Quận Ai vương, Lê Nguyên Long được lập làm thái tử
Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi quân Minh, chấm dứt 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư và sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.
Bởi công lao đó của ông nên đời sau còn nhớ nhà Lê khi bị nhà Mạc thay ngôi và đó là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể trung hưng (1533). Thậm chí ngay cả khi con cháu triều Lê không còn nắm được thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Họ Trịnh làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫn không dám cướp ngôi nhà Lê cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất nước của nhà Lê.
Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ) nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây? Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau! Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm.
Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vười cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh làm vua
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Hãy trả gươm thần cho ta!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.
ĐỀ TÀI: LÊ LAI
Người thực hiện: Nguyễn Khánh Huyền Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Lê Lai (chữ Hán: 黎來, 1355-1418) là một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, người đã hy sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh.
Tên của ông có sách chép là Nguyễn Thân, sau phò Lê Lợi, đổi tên là Lê Lai. Quê làng Dựng Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hóa).
Lê lai là người gốc Mường, là con của Lê Kiều,nối đời làm chức phụ đạo trong vùng.
Tương truyền rằng, gia đình Lê Lai là quý tộc thuộc người dân tộc thiểu số ở miền tây Thanh Hoá. Cụ thân sinh ra ông là Lê Kiều, mẹ là Lê Thị Kiệu và sinh được hai người con trai. Con cả là Lê Viết Giản, thứ là Lê Lai . Lê Lai sinh năm 1355, tại làng Dựng Tú, xã Đức Giang, sách Lương Giang, phủ Thanh Hoa. Địa danh đó thời nhà Nguyễn là làng Tép, thôn Dựng Tú, tổng Cốc Xá, châu Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. Lê Lai có vóc dáng người cao, to, da ngăm đen, tính tình cương
Giang, sách Lương Giang. Vợ Lê Lai là bà Lê Thị Đạo, sinh được ba ngưòi con trai theo thứ tự: Lê Lư, Lê Lộ và Lê Lâm. Cả ba anh em đều là tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
II. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 1. Cuộc gặp gỡ giữa Lê Lai và Lê Lợi
Hai ông Lê Lai và Lê Lợi, tuy lệch nhau về tuổi tác, nhưng cùng chí hướng và ngang về chức vụ ở hai vùng Đức Giang và Khả Lam, Họ chơi với nhau khá thân thiết. Chính trong mối quan hệ đó đã tạo cho họ lòng yêu nước căm thù giặc ngoại xâm sâu sắc Lê Lợi có người bạn tâm đầu, ý hợp bên cạnh đã tạo cho ông có ý chí, quyết tâm cao hơn, nên ông đã đi khắp vùng để thăm dò ý nguyện của các hào kiệt, tráng sĩ và thu hút nhân tâm của các tầng lớp nhân dân. Sau khi Lê Lợi đã nắm được ý nguyện của các hào kiệt, tráng sĩ và đông đảo các tầng lớp nhân dân, ông bàn với Lê Lai: “Ông phải là người đầu gia nhập đội quân Lam Sơn để thu hút hào kiệt bốn phương về Lam Sơn tụ nghĩa”. Lê Lai nghe lời.
2. Khởi nghĩa Lam Sơn
Ngay trước khởi nghĩa Lam Sơn ông đã theo hầu Lê Lợi có nhiều công lao. Ông đã cùng các em và con tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là người đứng tên thứ hai trong danh sách hội thề Lũng Nhai (1416) chuẩn bị khởi nghĩa,ông cùng Bình Định vương 17 tướng lãnh tâm phúc thề sống chết có nhau, được Lê Lợi trao chức Đô tổng quản, tước quan Nội Hầu. Bấy giờ quân Lam Sơn ít lính, thiếu lương, thường bị quân Minh đánh bại. Theo sáchĐại Việt thông sử, cuối tháng 4 năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Trong tình thế nguy cấp, Lê Lợi họp các tướng lại hỏi: Có ai dám bắt chước Kỷ Tínđời Hán không?
Các tướng đều ngồi yên không ai dám thưa. Lê Lai đứng dậy nói: Tôi xin đi. Sau này lấy được nước thì xin nghĩ đến công lao của tôi, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi.
Lê Lợi rất thương cảm. Lê Lai nói: Bây giờ đang nguy khốn, nếu ngồi giữ mảnh đất nguy hiểm, vua tôi cùng bị diệt, sợ sẽ vô ích. Nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì?
Lê Lợi vái trời khấn rằng: Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi và con cháu các tướng tá công thần, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn. Lê Lai vâng mệnh mang 2 voi và 500 quân kéo ra trại quân Minh khiêu chiến. Quân Minh đổ ra đánh.
Quân Minh ngỡ là Lê Lợi nên xúm lại đánh kịch liệt. Lê Lai xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch.
Lê Lợi nhân lúc việc vây hãm của địch lơi lỏng, cùng các tướng chạy ra đường khác, trốn thoát. Cảm động lòng trung nghĩa của ông, Lê Lợi sai người ngầm tìm được thi hài ông, mang về an táng ở Lam Sơn.. . Nhớ công ơn Lê Lai, sau khi lên ngôi, Lê Lợi truy tặng ông là đệ nhất công thần. Năm 1429, được truy phong là Thái úy. Đời Nhân Tông, được truy tặng là Bình Chương quân quốc trọng sự (1443). Đời Thánh Tông, được truy tặng Thái phó, truy phong Trung túc vương. Lê Lợi thường nói : sau này ta mất đi, khi đến lễ giỗ ta, thì một ngày trước đó, phải cúng tế Lê Lai. Trong dân gian còn truyền tụng câu: “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.
ĐỀ TÀI: ĐINH LIỆT
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Lan Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Sách Nhân vật chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí ở mục Tướng có tiếng và tài giỏi
(viết về: “hai người đời Lý, bốn người đời Trần, mười người đời Lê sơ”) đã xếp Đinh Liệt lên hàng đầu danh sách “mười người đời Lê sơ” ấy, và viết những dòng đầu tiên, như sau:
“Ông người ở sách Thuỷ Luân, Lam Sơn. Vốn họ Đinh, được ban họ vua (nên thường gọi là Lê Liệt). Ông là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu, cùng với anh là Lễ, thờ Thái Tổ, bắt đầu ứng vào đội nghĩa binh. Do tình thân ruột thịt nên được hầu gần vua, trải leo trèo núi non, chống đỡ lúc gian nguy, có rất nhiều chiến công”.
II. SỰ NGHIỆP
Công trạng đầu tiên của Đinh Liệt trong sự nghiệp mười năm đánh giặc xâm lược nhà Minh, được chép vào chính sử, là ở trong lần chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn, từ xứ Thanh vào xứ Nghệ, năm 1424. Đó là việc năm Giáp Thân: “Vua (Lê Lợi) lấy được châu Trà Lân, sắp đánh thành Nghệ An, thì tướng Minh dẫn cả quân thủy, bộ đến. Vua chia binh cho ông, sau đi tắt đường đánh úp, ông phá tan được giặc” – đó là lời sách Lịch triều hiến chương loại chí. Thật ra, cứ như ghi chép của sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Đinh Liệt, ở trận này, là người được giao
nghìn quân, đi đóng giữ huyện Đỗ Gia để chiếm trước lấy ưu thế. Còn vương thì tự đốc suất các tướng sĩ, kế tiếp tiến lên mạn thượng du cửa ải Khả Lưu, chiếm giữ nơi hiểm yếu để chờ đợi địch. Sau đó vài hôm, quả nhiên người Minh kéo đến...”. Và kết quả loạt trận đánh có tướng Đinh Liệt tham gia chỉ huy này, là: “Bắt sống được Đô ty nhà Minh là Chu Kiệt, chém tướng tiên phong quân Minh là Hoàng Thành. Ngoài ra, giết chết và bắt sống được vô kể. Khí giới của địch quân quăng bỏ bừa bãi ở núi và hang...”
Sau chiến công trên xứ Nghệ này, đến năm 1427, ở đại vũ công Chi Lăng (Lạng Sơn), lại thấy một lần nữa, các bộ chính sử Đại Việt sử ký toànthư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục
đều thống nhất ghi chép về sự hiện diện của Đinh Liệt - lúc này đã được vinh thăng tới chức Nhập nội Thiếu úy và tước á hầu, do có anh ruột là tướng Đinh Lễ đã vừa hy sinh trong chiến dịch bao vây tiến công giải phóng Đông Quan - giữa các danh tướng cùng dự trận: Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lãnh, Lê Thụ, Trần Lựu... Vậy là ở trận đánh lịch sử, ngày 20 tháng chín năm Đinh Mùi (1427) tại cửa ải Chi Lăng, giết chết chủ tướng quân Minh: Tổng binh Chinh lỗ tướng quân, Thái tử Thái phó An Viễn hầu Liễu Thăng ở chân núi Mã Yên, cùng hơn vạn quân binh giặc, có công sức đóng góp vẻ vang của Đinh Liệt.
Những chiến công lập được trong thời kỳ đánh giặc cứu nước mười năm như thế, khiến Đinh Liệt, ngay năm đầu Thuận Thiên đã được trao nhận những trọng trách và chức tước cao, giữa triều đình Lê sơ ở đô thành Đông Kinh vừa được giải phóng. Từ đây, ông trở thành người Đông Kinh, “coi quân ở đội Thiết Đột. Vì có công đầu trong số những người theo (Lê Lợi) từ Lũng Nhai, được phong Suy trung tán trị hiệp mưu bảo chính công thành, Vinh lộc đại phu, Đại tướng quân vệ Kim