Công tác định mức lao động

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc nguồn nhân lực nhằm phù hợp với chiến lược kinh doanh tại xí nghiệp xếp dỡ hoàng diệu – cảng hải phòng 1 (Trang 62 - 64)

B- QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

3.2.4. Công tác định mức lao động

Định mức lao động tại xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu được Cảng Hải Phòng xây dựng, có những quy định cụ thể về đối tượng áp dụng cũng như

định mức riêng đối với từng loại công việc. Trong quyển: “Định mức lao động và đơn giá tiền lương”

Định mức lao động: Định mức lao động trong bộ định mức đơn giá xếp dỡ, đóng gói hàng rời được xây dựng căn cứ theo quy trình kỹ thuật xếp dỡ cho từng loại hàng hoá theo quy trình tác nghiệp nhằm đảm bảo an toàn lao động và hoàn thành khối lượng sản phẩm. Định mức lao động làm cơ sở để bố trí sử dụng lao động và tính đơn giá tiền lương.

Đối tượng áp dụng:

+) Công nhân bốc xếp thủ công

+) Công nhân đóng gói và bốc xếp hàng rời đã đóng gói. +) Công nhân lái xe ô tô, máy kéo, cần trục bộ, xe nâng hàng.

+) Công nhân lái xe và công nhân tín hiệu cần trục đế, cần trục giàn, QCR

+) Công nhân lái xe xúc gạt.

Định mức lao động cả xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu được Cảng xây dựng trên cở sở hao phí lao động thực tế của người lao động để tạo ra sản phẩm, sử dụng phương pháp tính toán: Chuyên gia, chụp ảnh, bấm giờ, phân tích số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính thực hiện nghiệp vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động hoặc giấy báo ca. Để xây dựng định mức này Cảng Hải Phòng đã mời các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm, tính toán các số liệu, có tính toán đến các số liệu có ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết, khí hậu, sự thành thục trong công việc của người lao động trong quá trình làm việc và lấy định mức trung bình tiên tiến nhất từ các định mức thu được trong quá trình thu thập.

Định mức được thay đổi và tính toán lại trong trường hợp xuất hiện phương tiện, thiết bị máy móc mới, loại hàng mới.

Cách xây dựng định mức lao động của Cảng Hải Phòng đảm bảo cho bố trí lao động đủ, hợp lý, kết hợp quá trình sản xuất chặt chẽ và linh hoạt giữa các bộ phận trong từng khâu của quá trình sản xuất, quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, thông suốt.

Đối với từng mặt hàng có từng phương án xếp dỡ khác nhau thì lại có những định mức lao động khác nhau. Điều đó đảm bảo cho người lao động thoả mãn và cảm thấy công bằng hơn.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc nguồn nhân lực nhằm phù hợp với chiến lược kinh doanh tại xí nghiệp xếp dỡ hoàng diệu – cảng hải phòng 1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)