Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích.
3.4.1.2. Ảnh hưởng của pH môi trường dịch nuôi cấy
Nuôi lắc 220 vòng/phút các chủng lactic trong môi trường MRS có pH khác nhau từ 2,0 đến 7,0 ở nhiệt độ 370C trong 48 giờ. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 20.
Bảng 20: Ảnh hưởng pH nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng (OD660) và khả năng sản
sinh axit lactic (g/l).
Kí hiệu chủng pH 2 3 4 5 6 7 OD HA OD HA OD HA OD HA OD HA OD HA 1K8 0,175 1,76 0,191 2,06 0,713 2,21 0,181 1,89 0,163 0,72 0,162 0,42 2M33 0,043 1,01 0,081 1,52 0,696 1,78 0,044 1,04 0,038 0,58 0,029 0,33 6H2 0,022 1,42 0,042 1,63 0,732 2,04 0,038 1,53 0,019 1,01 0,007 0,45 C3 0,019 1,04 0,024 1,44 0,73 2,04 0,021 1,13 0,012 0,68 0,008 0,38 Đ2 0,015 0,95 0,019 1,27 0,645 1,85 0,017 1,04 0,015 0,9 0,013 0,42
======================================================
HA= Hàm lượng axit lactic (g/l)
Kết quả ở bảng 20 cho thấy với dải pH rộng: 2; 3; 4; 5; 6 và 7, đáp ứng về sinh trưởng và khả năng sản sinh axit lactic của 09 chủng vi khuẩn lactic là khác nhau. Các số liệu ở bảng 20 cũng cho thấy mật độ quang (OD660) ở môi trường có độ pH 4 của 07 chủng là cao nhất (dao động từ 0,58 đến 0,8), riêng chủng NC1 thì tại pH 3 mật độ quang và hàm lượng axit lactic sinh ra là cao hơn cả. Ở môi trường có độ pH cao hơn (từ 5 trở lên) mật độ quang giảm. Khả năng sản sinh axit lactic cũng có xu hướng tương tự. Điều đó chứng tỏ các vi khuẩn lactic chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường có độ pH thấp (3-4) và ở môi trường pH cao hơn (pH từ 5-7) tốc độ sinh trưởng của chúng chậm, nhưng chúng vẫn tồn tại. Những kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Lan và ctv (2003) trên hai chủng CH123 và CH156 thuộc các vi khuẩn lactic, hai chủng này cũng chỉ sinh trưởng tốt ở môi trường có độ pH thấp (pH = 4).