Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Lịch sử

Một phần của tài liệu tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ - bài 8 (Trang 29 - 34)

Lịch sử

Nhu cầu cần có một hệ thống thống nhất đã dẫn tới việc soạn thảo và thông qua Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật ngày 9 tháng 9 năm 1886. Công ước Berne đã được sửa đổi nhiều lần để hoàn thiện hệ thống bảo hộ quốc tế mà Công ước quy định. Đã có nhiều thay đổi để đối phó với những thách thức nảy sinh do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong lĩnh vực sử dụng tác phẩm của tác giả, để công nhận những quyền mới, đồng thời cho phép các phiên bản sửa đổi phù hợp đối với các quyền đã được quy định. Lần sửa đổi lớn đầu tiên được thực hiện ở Berlin năm 1908 và sau đó là những lần sửa đổi tại Rome năm 1928, tại Brusells năm 1948, tại Stockholm năm 1967 và tại Pari năm 1971.

Các quy định cơ bản

Công ước dựa trên ba nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, đó là nguyên tắc “đối xử quốc gia”, theo đó các tác phẩm có xuất xứ từ một quốc gia trong số các quốc gia thành viên được dành sự bảo hộ tương tự ở mỗi quốc gia thành viên như sự bảo hộ được dành cho những tác phẩm của công dân nước họ. Thứ hai, đó là nguyên tắc bảo hộ mặc nhiên, theo đó sự đối xử quốc gia như nêu trên không phụ thuộc vào hình thức bất kỳ; nói cách khác, sự bảo hộ là mặc nhiên và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký, nộp lưu nào hoặc những thủ tục tương tự. Thứ ba là tính độc lập của sự bảo hộ, theo đó việc hưởng và thực hiện các quyền độc lập với sự bảo hộ ở nước xuất xứ của tác phẩm.

Các tác phẩm được bảo hộ

Điều 2 Công ước nêu một danh mục không hạn chế (có tính chất minh hoạ và không đầy đủ) các tác phẩm được bảo hộ, bao gồm sản phẩm nguyên gốc bất kỳ trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện. Các tác phẩm phái sinh là những tác phẩm dựa trên những tác phẩm đang tồn tại khác, như các tác phẩm dịch, phóng tác, chuyển thể âm nhạc và các tác phẩm chuyển thể từ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, cũng được dành sự bảo hộ tương tự như tác phẩm gốc (Điều 2(3)). Sự bảo hộ đối với một số loại hình tác phẩm không mang tính bắt buộc; do đó mỗi quốc gia thành viên của Công ước Berne có thể quyết định phạm vi bảo độ đối với các văn bản chính thức của các văn bản pháp luật, văn bản hành chính và văn bản có tính chất pháp lý (Điều 2(4)), tác phẩm nghệ thuật ứng dụng (Điều 2(7)), bài giảng, diễn văn và các tác phẩm nói khác (Điều 2bis(2)) và các tác phẩm văn hoá dân gian (Điều 15(4)). Hơn nữa, Điều 2(2) còn quy định khả năng bảo hộ những tác phẩm hoặc những loại hình cụ thể khác tuỳ thuộc vào sự thể hiện dưới hình thức vật chất của những tác phẩm đó. Ví dụ, việc bảo hộ các tác phẩm múa có thể phụ thuộc vào hình thức thể hiện của chúng.

Chủ sở hữu quyền

Điều 2(6) quy định rằng sự bảo hộ theo Công ước là nhằm mang lại lợi ích cho tác giả và người thừa kế của tác giả. Tuy nhiên, đối với một số loại hình tác phẩm, như tác phẩm điện ảnh (Điều 14bis), luật quốc gia nơi quyền tác giả được yêu cầu bảo hộ sẽ điều chỉnh vấn đề quyền sở hữu bản quyền

Những người được bảo hộ

Các tác giả của tác phẩm được bảo hộ, đối với cả những tác phẩm chưa công bố hay đã công bố, phù hợp với Điều 3, nếu họ là công dân của hoặc người cư trú tại một

quốc gia thành viên; hoặc nếu họ không phải là công dân của hoặc là người cư trú tại một quốc gia thành viên thì họ phải là người công bố lần đầu tiên tác phẩm của mình tại một quốc gia thành viên hoặc công bố đồng thời tại một quốc gia thành viên và một quốc gia không phải là thành viên.

Các quyền được bảo hộ

Các độc quyền được dành cho tác giả theo Công ước bao gồm quyền dịch (Điều 8), quyền nhân bản theo cách thức hoặc hình thức bất kỳ, bao gồm cả việc ghi hình hoặc ghi âm bất kỳ (Điều 9), quyền biểu diễn các tác phẩm kịch, nhạc kịch và tác phẩm âm nhạc (Điều 11), quyền phát sóng và truyền đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến, phát sóng hoặc bằng loa phóng thanh hoặc bằng phương tiện phát sóng tương tự bất kỳ khác đối với tác phẩm (Điều 11bis), quyền diễn xướng trước công chúng (Điu ter), quyn ci biên, phóng tác hoặc các hình thức chuyển thể khác đối với một tác phẩm (Điều 12) và quyền làm các tác phẩm phóng tác điện ảnh và nhân bản một tác phẩm Điều 14). Cái gọi là “droit de suite” (quyền dõi theo) được quy định tại Điều 14ter (liên quan đến bản gốc của tác phẩm nghệ thuật hoặc các bản gốc viết tay) mang tính tuỳ chọn và chỉ được áp dụng nếu luật pháp quốc gia của tác giả cho phép. Không phụ thuộc vào các quyền kinh tế của tác giả, Điều 6bis quy định về “quyền nhân thân” rằng tác giả có quyền yêu cầu về địa vị tác giả đối với tác phẩm của mình và được phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén hay các hình thức biến đổi khác hoặc các hành vi vi phạm khác đối với tác phẩm làm phương hại tới danh dự hoặc danh tiếng của tác giả.

Các hạn chế

Như một sự đối trọng với các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, còn có những quy định khác trong Công ước Berne hạn chế sự áp dụng nghiêm ngặt các quy tắc về độc quyền. Công ước quy định khả năng sử dụng các tác phẩm được bảo hộ trong những trường hợp đặc biệt mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền và không phải trả thù lao cho việc sử dụng đó. Những ngoại lệ như vậy, thường được gọi là việc sử dụng tự do các tác phẩm được bảo hộ, được quy định tại Điều 9(2) (nhân bản trong một số trường hợp nhất định), Điều 10 (trích dẫn và sử dụng tác phẩm dưới hình thức minh hoạ cho mục đích giảng dạy), Điều 10bis (nhân bản các bài báo hoặc các bài viết tương tự và sử dụng tác phẩm nhằm mục đích báo cáo các sự kiện hiện thời) và Điều 11bis(3) (ghi tạm thời). Có hai trường hợp mà Công ước Berne quy định về khả năng được cấp li-xăng cưỡng bức— quy định tại Điều 11bis(2), đối với quyền phát sóng và truyền tới công chúng bằng phương tiện vô tuyến, bằng việc phát sóng lại hoặc bằng việc phóng thanh hoặc phương

tiện tương tự bất kỳ khác đối với tác phẩm và Điều 13(1) đối với quyền ghi các tác phẩm âm nhạc.

Trong phạm vi liên quan đến độc quyền dịch, Công ước Berne đưa ra một sự lựa chọn theo đó khi gia nhập Công ước, một nước đang phát triển có thể bảo lưu theo nguyên tắc được gọi là “nguyên tắc 10 năm” (Điều 30(2)(b)). Điều này quy định về khả năng giảm thời hạn bảo hộ đối với độc quyền dịch; theo nguyên tắc nêu trên, quyền này sẽ không còn tồn tại nếu tác giả không sử dụng quyền này trong vòng 10 năm kể từ ngày công bố lần đầu tiên tác phẩm gốc dưới hình thức công bố hoặc cho công bố một bản dịch sang ngôn ngữ được yêu cầu bảo hộ tại một trong số các nước thành viên.

Thời hạn bảo hộ

Các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu được quy định tại Công ước Berne cũng liên quan đến thời hạn bảo hộ. Điều 7 quy định một thời hạn bảo hộ tối thiểu, là toàn bộ cuộc đời của tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả chết.

Tuy nhiên, có những ngoại lệ dành cho nguyên tắc cơ bản này đối với một số loại hình tác phẩm nhất định. Đối với các tác phẩm điện ảnh, thời hạn này là 50 năm sau khi tác phẩm được công khai hoá tới công chúng hoặc nếu chưa được công khai tới công chúng thì thời hạn này là 50 năm sau khi tác phẩm được thực hiện. Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi tác phẩm được thực hiện. (Điều 7(4)).

Phần lớn các nước trên thế giới đều quy định thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết vì điều này tỏ ra là công bằng và hợp lý khi thời hạn nên bao gồm cả cuộc đời tác giả và cuộc đời của người con của tác giả đó; quy định này cũng nhằm tạo ra sự khích lệ cần thiết để khuyến khích sáng tạo và tạo nên sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích của tác giả và nhu cầu của xã hội.

Liên quan đến quyền nhân thân, thời hạn bảo hộ kéo dài ít nhất là đến khi hết hạn quyền kinh tế .

Các nước đang phát triển và Công ước Berne

Vấn đề đặc biệt được quan tâm tại lần sửa đổi Công ước Berne gần đây nhất vẫn là việc củng cố thêm Công ước, trong khi tiếp tục quan tâm tới những lo ngại của các nước đang phát triển. Do đó, Văn kiện mới nhất (Văn kiện Pari 1971) của Công ước Berne công nhận một quyền đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. Văn kiện này quy định

rằng đối với tác phẩm chưa công bố, nếu không xác định được danh tính của tác giả nhưng lại có cơ sở bất kỳ để cho rằng người đó là công dân của một nước thành viên của Liên hiệp thì quyền đối với tác phẩm đó phải được công nhận ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Bằng quy định này, Công ước Berne đã trao cho các nước đang phát triển khả năng bảo hộ những tác phẩm nghệ thuật dân gian của mình ở nước ngoài. Vấn đề đặt ra đối với pháp luật của nước xuất xứ của các tác phẩm như vậy là phải chỉ định cơ quan có thẩm quyền đại diện cho tác giả vô danh để bảo hộ và thực thi các quyền của tác giả tại các nước trong Liên hiệp. Bằng việc quy định các hoạt động của cơ quan được Nhà nước chỉ định, Công ước Berne trao cho các nước đang phát triển, những nước mà các tác phẩm nghệ thuật dân gian là một phần di sản của họ, khả năng bảo hộ các tác phẩm đó.

Các quy định cụ thể liên quan đến các nước đang phát triển đã được đưa vào phần Phụ lục, một phần không tách rời của Văn kiện Pari. Phụ lục này quy định khả năng cấp li-xăng cưỡng bức không độc quyền và không được chuyển giao đối với (i) việc dịch nhằm mục đích phục vụ việc giảng dạy, học tập hoặc nghiên cứu và (ii) việc nhân bản để sử dụng liên quan đến các hoạt động truyền thụ kiến thức mang tính hệ thống, các tác phẩm được bảo hộ theo Công ước. Những li-xăng này có thể được cơ quan có thẩm quyền của nước đang phát triển có liên quan cấp sau khi kết thúc một thời hạn nhất định và tuân thủ các thủ tục nhất định. Họ phải quyết định việc đền bù cho chủ sở hữu quyền. Nói cách khác, bên được cấp li-xăng cưỡng bức phải thanh toán khoản tiền bản quyền phù hợp với các chuẩn mực về tiền bản quyền mà thông thường phải trả trong các trường hợp li-xăng được cấp theo hợp đồng giữa các bên của hai nước liên quan. Ngoài ra, phải có các quy định nhằm bảo đảm việc dịch đúng hoặc nhân bản chính xác tác phẩm trong phạm vi cho phép, và phải nêu tên tác giả trên tất cả các bản sao của bản dịch và nhân bản đó. Tuy nhiên, không được phép xuất khẩu các bản sao của bản dịch và nhân bản đã được làm ra và công bố theo li-xăng cưỡng bức. Vì li-xăng này là li-xăng không độc quyền, chủ sở hữu quyền tác giả được phép đưa ra thị trường các bản sao tương tự của mình, trên cơ sở đó quyền tiếp tục làm bản sao của bên nhận li-xăng có thể sẽ chấm dứt.

Điều 9.1 Hiệp định TRIPS, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, buộc các Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới phải “tuân thủ các Điều từ 1 đến 21 của Công ước Berne (1971) và Phụ lục của Công ước này”. Tuy nhiên, liên quan đến quyền nhân thân được đề cập tại Điều 6bis Công ước Berne, Điều 9.1 Hiệp định TRIPS quy định rằng “các Thành viên không có các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định này đối với các quyền được cấp theo Điều 6bis Công ước đó hoặc các quyền được bắt nguồn từ đó”. Ngoại lệ về quyền nhân thân này được đưa vào Hiệp định theo đòi hỏi của Hoa Kỳ vì họ có vấn đề với khái niệm đó.

Nguyên tắc đối xử quốc gia theo Công ước Berne được chấp nhận theo Điều 3 của Hiệp định TRIPS và Điều 2.2 Hiệp định TRIPS quy định rằng không một quy định nào trong các phần từ I đến IV của Hiệp định này liên quan đến các nguyên tắc cơ bản, khả năng có được, phạm vi, việc sử dụng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cũng như việc đạt được và duy trì các quyền này “ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có đối với nhau theo Công ước Berne”

Cuối cùng, các quy định về quyền tác giả của Hiệp định TRIPS mở rộng một số quy định về nội dung của Công ước Berne. Do đó, ví dụ, Điều 10.1 quy định rằng “phần mềm máy tính, bất kể dưới dạng mã nguồn hay mã máy, phải được bảo hộ như các tác phẩm viết theo Công ước Berne (1971)”. Các điều khoản cụ thể khác liên quan đến quyền cho thuê, thời hạn bảo hộ, các hạn chế và ngoại lệ và việc bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng.

Một phần của tài liệu tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ - bài 8 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)