Các đặc điểm khác của đồ thị trong không gian 3D

Một phần của tài liệu Bài giảng matlab chi tiết (Trang 87 - 88)

6. ĐỒ HỌA 3 CHIỀU TRONG MATLAB

6.3Các đặc điểm khác của đồ thị trong không gian 3D

Hàm ribbon(x, y ) tương tự như plot(x, y ) ngoại trừ cột của y được vẽ như là một dải riêng biệt trong không gian ba chiều. Dưới đây là đồ thị hình sine:

>> x=linspace(0,10,50); >> y=sin(pi*x);

>> ribbon(y,x)

Hàm clabel tăng thêm độ cao cho đồ thị đường viền. Có ba mẫu clabel(cs),

clabel(cs, V )clabel( cs, manual). clabel(cs), trong đó cs là cấu trúc đường viền đ- ược trả về từ lệnh contour, cs=contour(z), lấy nhãn tất cả các đồ thị đường viền với độ cao của nó. Vị trí của nhãn được lấy ngẫu nhiên. clabel (c, manual) định vị nhãn đư- ờng viền ở vị trí kích chuột tương tự như lệnh ginput đã nói ở trên. Nhấn phím Return kết thúc việc tạo nhãn này.

Hàm contourf sẽ vẽ một đồ thị đường viền kín, không gian giữa đường viền đ- ược lấp đầy bằng màu.

Hai mẫu trạng thái của lệnh mesh dùng với đồ thị lưới là: meshc vẽ đồ thị lưới và thêm đường viền bên dưới, meshz vẽ đồ thị lưới và đồ thị có dạng như màn che.

Hàm waterfall được xem như mesh ngoại trừ một điều là hàm mesh chỉ xuất hiện ở hướng x.

• Có hai mẫu trạng thái của lệnh surf, đó là surfc vẽ một đồ thị surf và thêm đ- ường bao bên dưới, surflvex vẽ một đồ thị surf nhưng thêm vào sự chiếu sáng bề mặt

từ nguồn sáng. Cấu trúc tổng quát là surfl( X,Y, Z, S, K ) trong đó X, Y,và Z tương tự như surf, S là một vector tuỳ chọn trong hệ toạ độ decac (S=[Sx Sy Sz]) hoặc trong toạ độ cầu (S=[az,el]) chỉ ra hướng của nguồn sáng. Nếu không khai báo, giá trị mặc

định của S là 45 độ theo chiều kim đồng hồ từ vị trí người quan sát, S là một vector tuỳ chọn chỉ ra phần đóng góp tuỳ thuộc vào nguồn sáng bao quanh, sự phản chiếu ánh sáng và hệ số phản chiếu (K=[ka,kd,ks,spread]).

>> colormap(gray) >> surfl(peaks)

>> title('surf1 plot of peaks with default lighting')

fill3, phiên bản 3 chiều của fill, vẽ một đa giác đều trong không gian ba chiều. Khuôn dạng tổng quát của nó là fill3(x, y, z, c), trong đó chiều đứng của đa giác được chỉ bởi ba thành phần x, y, z. Nếu c là một kí tự, đa giác sẽ được lấp đầy màu như ở bảng màu. c cũng có thể là một vector hàng có 3 thành phần ([r g b]) trong đó r, g và b là các giá trị giữa 0 và 1 thay cho các màu đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Nếu c là một vector hoặc ma trận, nó được sử dụng như một chỉ số chỉ ra sơ đồ màu. Nhiều đa giác có thể được tạo ra bằng cách cho thêm nhiều đối số như fill3 (x1, y1, z1,c1, x2, y2, z2, c2, ....). Ví dụ sau sẽ vẽ ngẫu nhiên 4 tam giác với màu:

>> color(cool)

>> fill3(rand(3,4),rand(3,4),rand(3,4),rand(3,4))

bar3bar3h là phiên bản 3 chiều của barbarh, bie3 là phiên ban của pie.

Một phần của tài liệu Bài giảng matlab chi tiết (Trang 87 - 88)