II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA TRONG CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG TẠI TCT SÔNG ĐÀ
1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thi đua trong CNVCLĐ, về vai trò trách nhiệm của CNVCLĐ và Công đoàn đố
trong CNVCLĐ, về vai trò - trách nhiệm của CNVCLĐ và Công đoàn đối với phong trào thi đua trong tình hình mới.
Công đoàn TCT cần có giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thi đua trong CNVCLĐ, vai trò, trách nhiệm của CNVCLĐ và Công đoàn đối với phong trào thi đua trong tình hình mới.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác thi đua có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện các phong trào thi đua.
- Công đoàn TCT Sông Đà cần tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhằm nâng cao và thống nhất nhận thức trong CNVCLĐ về phong trào thi đua. Từ đó góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm và tạo động lực mạnh mẽ cho các cá nhân, tập thể, các tổ chức trong công tác thi đua giúp CNVCLĐ nhận thức rõ thi đau không chỉ đơn thuần là nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức lối sống của CNVCLĐ, góp phần xây dựng con người mới, thực hiện đúng khẩu hiệu của thi đua: "Dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng - dân chủ - văn minh".
Cụ thể:
+ Công đoàn TCT Sông Đà cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền bằng mọi hình thức về Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị 39 CT/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước... để mỗi CNVCLĐ hiểu và hăng hái thi đua lao động sản xuất.
+ Tuyên truyền về truyền thống của TCT về người thợ Sông Đà, tổ chức các Hội nghị biểu dương hoặc Đại hội thi đua để giới thiệu các gương mặt điển hình tiên tiến, tôn vinh các anh hùng, chiến sĩ thi đua và những tập thể cá nhân lao động giỏi, lao động xuất sắc của TCT. Công tác tuyên truyền
Chuyên đề tốt nghiệp
phải đảm bảo tính khách quan, thiết thực và kịp thời, phải thực hiện tuyên truyền thường xuyên và liên tục.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về thi đua và phong trào thi đua) để cung cấp cơ sở lý luận khoa học chỉ dẫn phong trào thi đua của đơn vị có hiệu quả. Vì nếu để mặc cho phong trào thi đua theo hướng tự phát hoặc theo chủ nghĩa kinh nghiệm thì không thể có một bước tiến căn bản nào trong công tác thi đua và thậm chí có thể dẫn tới trì trệ, kém hiệu quả, kém tác dụng, mất triển vọng.