Đặc điểm các loại keo dán

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu hữu cơ (Trang 66 - 68)

Cho đến nay keo dán có thể chia làm hai loại: Loại có nguồn gốc tự nhiên và loại có nguồn gốc tổng hợp. Loại có nguồn gốc tự nhiên như các loại từ nhựa cây, từ xương và da động vật….loại này thường dễ tìm, dễ sử dụng, rẻ tiền, trình độ sử dụng cũng không cần cao lắm. Loại keo này thường dùng vào mục đích dân dụng. keo có nguồn gốc tự nhiên có độ bền không cao, chịu ẩm kém. Ở một nước có độ ẩm cao như nước ta, các vật liệu được kết dính bằng keo tự nhiên thường có tuổi thọ không cao. Để tăng độ bám dính, độ chịu nhiệt, chịu ẩm, người ta thường biến tính (có khi chỉ là hỗn hợp

cơ học thuần túy, có khi thực hiện bằng phản ứng hóa học) các keo có nguồn gốc tự nhiên.

Trong những năm gần đây, do yêu cầu các ngành kinh tế như xây dựng, chế tạo máy, ô tô, hóa học, điện, điện tử….đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm ra các loại keo có độ bền cơ học cao, có khả năng chịu được sự thay đổi nhiệt độ lớn (từ âm 70oC đến dương 400 – 500oC ), có khả năng tạo uốn tốt…các chất kết dính có các đặc tính trên hầu hết đều có nguồn gốc tổng hợp. Chúng có thể là các đơn phân (monomer ) hoặc oligome hay có khi là dung dịch các cao phân tử trong dung môi hữu cơ hoặc trong các đơn phân tử.

Keo có thể một cấu tử hoặc nhiều các tử. Loại thứ hai có thể pha chế ngay tại nơi sử dụng. Keo có thể ở dạng lỏng, nhảo hoặc bản mỏng. keo có nguồn gốc tổng hợp có độ bám dính cao, trong nhiều trường hợp có thể thay thế được việc hàn, bắt vít…mà giá thành lại rẻ, thao tác gọn nhẹ. Các mối kết dính thường có tuổi thọ từ 30 – 40 năm. Một trong những đăc điểm của keo dán nói chung và keo tổng hợp nói riêng là với thời gian xảy ra sự thay đổi độ bền cơ học, độ dẻo….đều có liên quân mật thiết với quá trình lão hóa do tác dụng của oxy, hơi nước và các điều kiện của môi

trường…chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, người ta cho vào thành phần của keo các chất chống oxy hóa (antioxidant).

Dưới ánh sang của thuyết điện tử, ngày nay các nhà nghiên cứu có thể chủ động tổng hợp các loại keo có tính chất và yêu cầu đạt ra trước. một trong nhũng vấn đề cơ bản là làm thế nào để tăng sự tương tác giữa các nhóm chức có trong thành phần của keo và nhóm chức có trong thành phần của vật liệu cần dán. Để đạt được đều này, người ta không những chú ý đến việc tăng nồng độ các nhóm chức có trong keo (như nhóm hydroxyl, epoxy, cacbonyl…và các nhóm có cực khác có nguyên tử hydro linh động ) mà còn chú ý đến sự sắp xếp các nhóm chức này trong phân tử keo. Cũng cần lưu ý là trong phân tử tạo keo càng có nhiều nhóm có cực thì càng tốt, trong nhiều trường hợp nhiều nhóm có cực có thể dẫn đến lớp kết dính có độ giòn rất cao ( một trong những thí dị là keo phenolfooc. Việc chọn đúng tỉ lệ phân tử giữa phenol và

foocmaldehyt là một thành công lớn trong việc tạo ra keo có chất lượng cao. Những điều nêu ra ở trên đây đã nảy sinh ra rất nhiều điều lien quan khác:

+ Không có loại keo nào mà kết dính cho tất cả các loại vật liệu. + Việc lựa chọn keo dán, tùy thuộc vào đối tượng đêm dán. + Việc xử lý bề mặt trước khi dán đóng một vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu Sử dụng vật liệu hữu cơ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)