Thơ Y Phương – giàu chất trí tuệ

Một phần của tài liệu Thơ dân tộc tày từ 1945 đến nay (Trang 132 - 139)

Tập thơ đầu tiên - Tiếng hát tháng Giêng (1986) gồm 31 bài, (Giải A Hội Nhà văn Việt Nam 1987) là một sự “trình làng” ấn tượng sau Giải A cuộc thi thơ tạp chí

Văn nghệ quân đội 1984 với 2 bài Tên làng, Phòng tuyến Khau Liêu. Y Phương bắt đầu sự nghiệp với những bài thơ đánh giặc dung dị, và nhanh chóng nổi tiếng. Thơ ông ngày càng sung sức, bút pháp điêu luyện, thể hiện sự nhanh nhạy, bắt kịp với những đổi thay của cuộc sống người miền núi do có sự gắn bó sâu nặng với quê hương, dân tộc.

Ba mảng đề tài chính được nhà thơ dụng công khai thác là sự tin yêu, tự hào về con người, quê hương, đất nước; nỗi lòng, ý chí của người lính chiến đấu xa quê hương và một tình yêu bền bỉ, thiết tha. Bằng cách viết linh hoạt, sắc sảo, hình ảnh của người mẹ, người con, người yêu mang đậm bản sắc vùng cao hiện lên đầy xúc cảm, ấn tượng; qua đó ông cũng đặt ra nhiều vấn đề lớn và thể hiện sự hiểu sâu về cuộc đời, ý thức rõ về trách nhiệm của thế hệ mình với đất nước. Vẫn tiếp nối mạch cảm xúc của tập thơ đầu tay nhưng những khám phá và soi chiếu dường như sâu sắc hơn, âm thầm và bền bỉ, Lời chúc ra mắt bạn đọc năm 1991 (được giải A Hội đồng Văn học miền núi 1992) thể hiện một tình cảm khác lạ của Y Phương. Ở chặng mới này, Y Phương thể hiện một bản lĩnh sáng tạo mạnh mẽ, tính dân tộc kết hợp với tính hiện đại rất rõ qua những bài: Đi tìm, Da thịt em, Mùa hoa, Chén nước

Người đọc sẽ dễ nhận ra một điểm rằng, thơ Y Phương nhiều nỗi buồn, buồn khi ngẫm ngợi và hát những khúc ca về cuộc sống, buồn khi “gảy khúc đàn trời” (chữ dùng của Tạ Duy Anh). Đàn then ra mắt năm 1996, chủ yếu hướng cái nhìn vào cuộc

sống miền núi đương đại với đầy đủ, phong phú những xúc cảm, tâm trạng. Hệt như cây đàn then cấu tạo đơn giản nhưng sức biểu cảm lại vô cùng phong phú, thơ Y Phương vẫn là hình ảnh cuộc sống gia đình, tình cảm vợ chồng, con cái, tình yêu đôi lứa… được khắc họa giản dị, nhẹ nhàng nhưng thể hiện rõ một tấm lòng thiết tha hướng về nguồn cội. Đi nhiều, ngẫm ngợi và trải nghiệm, ông nhận thức sâu hơn

những giá trị trong cuộc sống và rồi bắt đầu làm một cuộc hành trình “tôi đi tìm tôi”, vẽ lại chân dung tự hoạ của mình, của dân tộc mình, ở đó có hạnh phúc, gai góc, khó nhọc nhưng hơn hết là ở đó có tình yêu thương. Chín tháng (Giải nhì của Bộ Quốc

phòng năm 1994 - 1999, Giải nhì Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam) là một khúc ca với đầy ắp các sự kiện, tâm trạng, có những câu thơ viết rất tài hoa, hay đến ngỡ ngàng. Ông nói về chiến tranh nhưng không gợi ra sự dữ dội mà hướng người đọc về cái khát khao “chiến trường cần tiếng cười” và chủ yếu dành tôn vinh người mẹ chiến sĩ, âm thầm, bền bỉ, cao cả: Mẹ rồi như trăng sao/ Êm êm đi vào miền đời người/ Bình dị…

Năm 2001, ông về Hà Nội. Lấy mốc 2001 làm sự phân chia hai giai đoạn sáng tác của Y Phương, ta sẽ thấy sự thay đổi khá rõ rệt trong cảm hứng. Ban đầu là thơ, trường ca, rồi đến tản văn. Y Phương viết nhiều đề tài, nhưng thành công nhất là đề tài chiến tranh - số phận con người - số phận dân tộc. Cũng trong đề tài ấy ông gói gọn được cả tình quê hương, tình yêu lứa đôi và tình cảm gia đình một cách sâu sắc nhất. Từ Tiếng hát tháng giêng (1987) đến Thất tàng lồm - Ngược gió (thơ song ngữ Tày - Việt, 2006), trường ca Đò trăng (2009) đều nhất quán điều ấy. Tiếng hát tháng giêng được nhận xét là hứa hẹn một tài năng thơ của người dân tộc thiểu số. Đến hai tản văn gần đây nhất là Tháng giêng tháng giêng một vòng dao quắm (2009) và

Kungfu người Co Xàu (2010) dành được không ít lời khen ngợi và lần đầu tiên thể loại tản văn được tặng thưởng của Hội Nhà văn (giải thưởng năm 2010 cho Tháng giêng tháng giêng một vòng dao quắm). Theo nhà văn Tuy Hòa, đây không chỉ là niềm vui cho nhà thơ Y Phương mà còn là niềm vui của giới cầm bút, vì lần đầu tiên giá trị của thể loại tản văn được công nhận ở góc độ nghề nghiệp.

Cho đến nay, Y Phương đã có hơn 35 năm sáng tác. Con đường nghệ thuật ấy gắn với nhiều sự kiện và biến cố quan trọng cũng như những thành tựu của văn học dân tộc. Quê hương trong đau thương và quê hương trong yên bình, con đường trong chiến đấu hy sinh và con người trong xây dựng cuộc đời mới, ông đều khắc họa với những nét mộc mạc, giản dị, thông minh, giàu suy tưởng. Đồng thời với quá trình tìm kiếm “những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người” nhất là tâm hồn những con người miền núi, những vần thơ của Y Phương là những khúc ca nói lên ước muốn,

khát vọng của mình về cuộc sống, về tương lai dân tộc. Từ miền quê của mình, từ truyền thống văn hóa của dân tộc mình, ông đã nhìn xa hơn tới những miền quê khác. Tìm hiểu thơ ông, tìm hiểu những đóng góp, những thành tựu đáng ghi nhận của thơ ông phải nhìn vào rất nhiều yếu tố. Chỉ xét riêng về sự kế thừa và phát huy truyền thống, sự đổi mới để mở đường cho thế hệ sau, những tác phẩm của Y Phương đã có rất nhiều ý nghĩa thiết thực. Một yêu cầu được đặt ra là, “đứng trước một tác phẩm hay, phải luôn luôn có ý thức đặt vấn đề nó đã kế thừa và bảo vệ những tinh hoa và loại bỏ những cặn bã trong di sản dân tộc như thế nào; đồng thời đã có những đóng góp phát triển ra sao cho những tinh hoa đó” [52, tr.689].

Trong thơ Y Phương, những mảng đề tài cũ vẫn xuất hiện nhưng bằng một cách viết khá hiện đại và đậm chất miền núi, ở đó có sự từng trải trong cuộc sống, có những cách diễn tả hồn nhiên mà sâu lắng; cách quan sát, bộc lộ cảm xúc cho thấy một lối tư duy hiện đại, vừa chan hòa vừa chế ngự, điều khiển được tự nhiên xung quanh của ông. Ông hát về miền quê Cao Bằng gạo trắng nước trong của mình bằng những vần thơ thật khỏe khoắn: Đất nước/ Chưa một ngày yên nghỉ/ Ngủ cũng đi/ Và ăn cũng đi/ Biển réo đằng kia/ Còn trời/ Còn đau khổ/ Đất nước dài mắt người thiếu phụ… Rồi hình ảnh quê hương trong thanh bình. Đó là con sông Bằng Giang nước xanh biêng biếc, với những ngọn núi cao sừng sững, với những vui buồn của con người vùng cao từ mảnh đất quê hương ấy: Bao nhiêu trời ghé xuống/ Bao nhiêu rừng lội qua/ Bao nhiêu đá chắt ra/ Mới biếc xanh Bằng Giang… Những hình ảnh đó không chỉ là những địa danh mà mang ý nghĩa của cội nguồn nuôi dưỡng, một chiều sâu nhân bản. Y Phương hát về quê hương, hát về hạnh phúc và cả những xót xa: Mỗi khi hát đầm đìa nước mắt/ Thương cho dân tộc mình lao đao bốn mặt...

Hình ảnh người phụ nữ luôn ở vị trí trung tâm trong thế giới thơ của Y Phương nhưng được mở rộng, phong phú với nhiều hình ảnh, cảm xúc vừa cụ thể vừa khái quát, vừa hiện thực vừa nhiều suy tưởng. Cao hơn hết là người mẹ - hình ảnh đầu tiên và cái lẽ cuối cùng của mọi điều cao cả trên thế giới, là điểm tựa, là nơi nương náu, tìm về, là nơi con người hiện hữu thiện tính của mình. Y Phương bộc lộ tình yêu thương, kính trọng vô bờ bến: Mẹ/ Người bạn đầu tiên của tôi/ Kho báu đầu tiên của tôi… Đó là những bà mẹ đậm chất vùng cao trong từng hành động, suy nghĩ: - Mẹ

chẳng đi đến đâu/ Chẳng được học hành gì/ Không biết những bà mẹ khác/ Có yêu con như mẹ không/ Có thương người như mẹ không/ Có thèm cháu như mẹ không…

Hay hơn cả, xúc động hơn cả là hình ảnh người mẹ với những vất vả, lo toan, những khổ đau không tả xiết: Vừa đi vừa ôm ngực/ Toàn thân cúi gập/ Như con sâu đo/ Mẹ mùi măng chua/ Tám mươi tuổi/ Mẹ không dám ốm một ngày/ Không dám mỏi một giờ... Nhà thơ Đỗ Trung Lai cho rằng: “Mẹ mùi măng chua” là câu thơ hay phát khóc về mẹ của Y Phương. Ông còn có những vần thơ rất xúc động dành viết cho con. Đứa con là nơi gửi gắm những yêu thương, những suy tư về hạnh phúc, về cuộc sống, cao hơn là về quê hương, dân tộc: - Con là sợi dây hạnh phúc/ Mảnh hơn sợi tóc/ Buộc cuộc đời cha vào với mẹ… và tấm lòng yêu thương, thiết tha mong mỏi khi bộc bạch những trải nghiệm gan ruột của mình với đứa con:

Xa đo nỗi buồn Cao nuôi chí lớn

Dẫu có làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá (đừng chê đá gập ghềnh)

Sống trong thung (không chê thung nghèo đói) Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh không kêu cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.

Người phụ nữ trong thơ Y Phương mang những nét đẹp quen thuộc, là những gì gần gụi nhất, cơn mưa rào, ngọn lửa, gà gáy, quả ớt, cơm trong nồi… nhưng ý nghĩa mà nhà thơ muốn nhấn mạnh lại là: Có em về/ Anh mất dần thói xấu/ Biết ăn năn trước lúc bình minh… Trong những bài Phố xưa, Lá vàng bay lại bay, Ngọn đèn đường mùa đông, Nón mùa thu, Người dưng… Y Phương thể hiện sự tinh tế trong nhịp điệu, ngôn ngữ gợi hình rất đậm: Hiu hiu gió rồi/ Tôi lại nhớ một người/ Ngày ấy/ Tóc đuôi sam/ Vắt dài/ Trời ngát xanh/ Rừng ngát thơm/ Con đường bỗng dưng quanh/ Bỗng dưng quành/ Bỗng dưng co mình trên núi vắng… Nhiều bài thơ của ông gây ấn tượng bởi cảm xúc thiết tha mà đầy chất miền núi với tình cảm hồn hậu: Mùa hoa, Mát

rượi cây đàn, Mùa hè, Em - cơn mưa rào - ngọn lửa, Tên em dòng sông, Người đi không mang áo bông… Nói đến văn hóa là nói đến những con người, tâm hồn con người, thể hiện trong quan hệ đời sống, trong tâm lý, trong đời sống tinh thần, trong văn học nghệ thuật, trong những phong tục tập quán… Tất cả những điều đó đều đi vào những trang thơ của Y Phương một cách tự nhiên, thân thuộc. Thơ ông đã chạm đến nhiều vấn đề, đó là những xúc cảm, những suy tư, cuối cùng vẫn là mơ ước: Bao giờ yên như hồ/ Tĩnh lặng như hồ/ Đầy đặn như hồ/ Ăn ở như hồ…

Có nhà nghiên cứu đã chia văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thành hai xu hướng phát triển, đậm - nhạt của từng xu hướng có lúc khác nhau; xu hướng thứ nhất là ra đi tìm sự đổi mới, đổi thay để tiếp cận gần hơn với cuộc sống nhiều biến động (thường thiên về thời kỳ cách mạng); và xu hướng thứ hai là sự trở về nguồn, tìm lại bản sắc chính mình, lưu giữ văn hóa bản làng, xứ sở và khẳng định bản lĩnh của chính dân tộc mình. Có lẽ, ở chặng thứ hai của sự phát triển văn học các dân tộc thiểu số, tương ứng với thời kỳ của thế hệ thứ ba, xu hướng này có nhiều hứa hẹn phát triển hơn, và thơ của Y Phương phần nào đã, đang và sẽ còn tạo được nhiều hy vọng mới, thành tựu mới.

Trong văn học Việt Nam sau đổi mới, xu hướng đề cao cá nhân, cái tôi được thể hiện rất rõ nhưng đôi khi đi đến chỗ xem nhẹ ý thức cộng đồng. Cái chung không được chú ý nhiều. Điểm đặc biệt trong thơ Y Phương là ông vẫn hướng cái nhìn vào dân tộc, đất nước. Giai đoạn chống Mỹ, thơ ông được nuôi dưỡng, tiếp sức và gắn bó với vận mệnh dân tộc và từng bước đi của cách mạng, là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử hào hùng; giai đoạn hòa bình, ông vẫn thể hiện một cái nhìn có chiều sâu, mang tầm thời đại. Chính cách viết đến hiện đại từ truyền thống đã giúp ông tiếp tục có những phát hiện rất hay về dân tộc mình. Trong thơ Y Phương, tuy phần nhiều những sáng tác của nhà thơ là tiếng Việt, chất liệu mà các tác giả người Kinh vẫn dùng, nhưng cái làm nên nét riêng độc đáo của ông chính là những cách nói, cách sử dụng cũng từ cùng một chất liệu ấy. Đó là ngôn ngữ, cách nói chỉ của dân tộc Tày mới có. Y Phương của những ngày đầu làm thơ mộc mạc và đậm chất miền núi hồn nhiên: Quế/ Anh chiến sĩ áo chàm/ Trán dô/ Mũi thô/ Môi dày/ Chân đi dép bốn hai vẫn thừa năm ngón/ Nhịn đói không kêu/ Ốm đau không kêu/ Nhớ mẹ quá thì ngồi

trên đá/ Nhớ rồi khóc không cho ai biết… có khi chọn lọc rất tinh tế, chắt lọc lấy những ngôn từ “nhãn tự” làm nổi hình nổi sắc câu thơ: - Cỏ lấp lánh/ Khe khẽ ướt; - Nơi có mặt trăng mặt trời nhịp nhàng rơi; Cây đàn này đâu phải cây đàn/ Bầu nước mắt trăm năm cười khóc… Với Y Phương, cái chất trí tuệ và thấm đẫm chất triết lý làm cho thơ ông có một giọng điệu riêng, đó là cách nói của những trầm tư, suy ngẫm, trải nghiệm và có sự chín chắn hiếm có: Da thịt người da thịt đất đai/ Cùng một màu đồng hun lặng lẽ/ Nặng nhọc cười/ Nặng nhọc người đàn bà đeo gùi/ Nặng nhọc hai bầu vú mọng căng như nước/ Nặng nhọc hai bầu vú phì nhiêu như đất/ Đất nước/ Sinh ra từ ngực người đàn bà/ Sau đó sinh ra làng quê xóm mạc/ Sinh ra tình yêu sinh ra bi kịch/ Sinh ra trí khôn đánh giặc chống trời/ Sinh ra Khan/ Khắp/ Cọi... Thơ ông giàu nhạc tính, không tạo cho người đọc cảm giác đơn điệu, bởi đó là thứ âm thanh của núi rừng, bản nhạc cất lên từ tình yêu cuộc sống và niềm tự hào tha thiết; nhịp thơ nhanh, hầu như không có sự giải thích, chỉ thiên về gợi. Nhiều khi ông trở về với lục bát truyền thống, phù hợp với việc thể hiện những tình cảm nhẹ nhàng, thiết tha. Y Phương có những vần thơ lục bát được viết một cách chững chạc, thuần thục: - Dòng sông khi trắng khi xanh/ Tên em là bến cho anh gọi đò/ Tên em trĩu một câu hò/ Cất lên lại lắng chẳng dò được đâu…

Ở tập Thất tàng lồm (Ngược gió), 44 bài thơ song ngữ xuất hiện dày đặc những nỗi nhớ. Ông nhớ mẹ, nhớ đá, nhớ tiếng gà, nhớ Tết, nhớ rừng... Ở đó không còn là hình ảnh của một chàng trai miền núi “Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba” mà là một con người đã bước đến cái tuổi tri thiên mệnh, đã thấm thía thế nào là hành trình “đi đến ngày nhàu nát”. Ở trường ca Đò trăng vẫn khắc họa sinh động hình ảnh những người lính. Nhưng nếu như những tập thơ trước 2001, hình ảnh người lính Tày - cũng là hình ảnh những người lính Việt Nam được khắc họa một cách hồn hậu, có lẽ sự mộc mạc và giản dị khiến những câu thơ của Y Phương hay không kém bất cứ câu thơ nào cùng đề tài ấy: Chúng con như hạt mùa màng/ Đi từ nhà ra đồng/ Đi từ sông ra biển/ Đi từ đêm tới ngày/ Đem chiến thắng về đầy hai tay mẹ/ Đi lâu rồi vẫn còn rất trẻ/ Gương mặt người nào cũng rất đẹp trai... thì giai đoạn sau này, hình ảnh

Một phần của tài liệu Thơ dân tộc tày từ 1945 đến nay (Trang 132 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w