Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ sẽ cam kết tài trợ hai dự án để khử chất phụ
gia xăng dầu methyl tertiary-butyl ether (MEBE) ra khỏi các nguồn cấp nước cộng
đồng.
Cơ quan này sẽ cấp 1 triệu đôla cho các dự án thử nghiệm ở Long Island, New York và 1 triệu USD cho Santan Monica, California, nơi mà các nguồn cấp nước ngầm
đã bị ô nhiễm do sự rò rỉ của các thùng chứa khí ngầm. Các khu vực này được lựa chọn bởi vì đây là những nơi bị nhiễm bẩn nhất trên toàn quốc.
Người phụ trách EPA, Carol Browner cho biết "Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, chính quyền Clinton-Gore đã kêu gọi Quốc hội loại bỏ MTBE ra khỏi xăng dầu, và chúng ta đã bắt đầu các hành động điều chỉnh nhằm mục đích loại bỏ
MTBE", "Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, phải có các hành động để giúp các cộng đồng thực sự bịảnh hưởng bởi sự rò rỉ MTBE".
New York sẽ sử dụng nguồn kinh phí được cấp ở 50 địa điểm tại Long Island. Các nguồn quỹ ở Santa Monica sẽđược dùng để giúp đỡ bù đắp chi phí ước tính 150 triệu USD để khôi phục nguồn nước ngầm và các nguồn cấp nước thay thế.
MTBE được sử dụng ở nhiều nhà máy tinh lọc dầu để tuân thủ theo Đạo luật Không khí sạch kêu gọi sử dụng các chất oxy hóa trong các loại nhiên liệu. Do những lo ngại về ô nhiễm nước, chính quyền đã bắt đầu các hành động điều chỉnh để kiểm soát MTBE theo Đạo luật Kiểm soát các Chất Độc hại.
Nguồn: ENN, 25/07/2000
Áp dụng công nghệ làm sạch ô nhiễm dầu mỏ bằng phương pháp phân hủy sinh học
Viện Công nghệ Sinh học (Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia)
đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng đạt kết quả tốt công nghệ làm sạch ô nhiễm dầu mỏ
bằng phương pháp phân hủy sinh học. Đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 1996-2000 do tiến sĩĐặng Thị Cẩm Hà làm chủ nhiệm.
Trên cơ sở điều tra cơ bản các yếu tố môi trường và lựa chọn được tập đoàn vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu cả trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí, tập thể các nhà khoa học thực hiện đề tài đã chế thử hai chế phẩm Oilcleanser 1 (dạng lỏng) và NPB1 (Oilcleanser 2 dạng rắn nhẹ, xốp).
Quy trình công nghệ nói trên đã và đang được triển khai áp dụng có hiệu quả tại kho K130, và ba kho khác của Công ty Xăng dầu B12 ở Quảng Ninh. Thành công này mở ra triển vọng áp dụng ở quy mô toàn quốc.
Tái chế nhựa xốp bằng dung môi tự nhiên
Tại Nhật Bản, mỗi năm tiêu thụ hơn 400.000 tấn nhựa xốp (bọt biển) dùng để bọc
đồ điện tử gia dụng, khay đựng thức ăn, hộp đựng thủy sản,v.v...Nếu không tái chế
lượng nhựa xốp thải bỏ này thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây tình trạng lãng phí nguyên liệu. Gần đây, người ta chỉ biết phương pháp đun nóng và cán nát để tái chế nhựa xốp. Phương pháp tái chế này làm thoái hóa những tính năng cơ học trong nhựa xốp, làm giảm 30-40% sức bền và khả năng chống sóc, khiến nhựa xốp tái chế
cứng và không đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong đóng gói hàng điện tử và việc đốt chúng cũng gây ra khí rất độc ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường .
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật Bản đã tái chế thành công nhựa xốp bằng phương pháp dung môi tự nhiên, đó là chất Limônin - một loại dầu thực vật tự nhiên được chiết xuất từ vỏ cam, quýt. Phương pháp tái chế bằng limônin giảm được 30% thán khí so với phương pháp tái chế cũ. Quá trình tái chế không gây
độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Cấu trúc phân tử limônin và polixtirin ( nguyên liệu dùng để làm thành xốp) giống nhau. Do đó, khi nhỏ dung môi limônin, chỉ có nhựa xốp là tan, các tạp chất khác như bụi bẩn, nhãn dán,v.v...còn nguyên vẹn nên dễ dàng tách riêng chúng ra. Quá trình tái chế này xảy ra ở nhiệt độ bình thường, hạn chế tối đa hiện tượng giảm trọng lượng phân tử mà thường hay xảy ra ở phương pháp tái chế bằng cách đun nóng.
Nhựa xốp tái chế theo phương pháp này có chất lượng tốt như sản phẩm nhựa xốp làm mới. Sau 3 phút hòa tan trong dung môi limônin, khối lượng nhựa xốp chỉ còn lại bằng 1/20 khối lượng nhựa xốp ban đầu, khiến cho việc thu gom và vận chuyển
đơn giản và tiết kiệm chi phí vận tải rất nhiều. ở Tokyo, các xe tải của Công ty tái chế đi từng cửa hàng thu gom nhựa xốp đã qua sử dụng rồi cho hòa tan vào dung môi limônin trong hệ thống lắp đặt sẵn tại thùng xe. Sau đó, tại nhà máy, hỗn hợp này được
đun nóng trong lò để làm bốc hơi chân không, khiến limônin bốc hơi và phân tách pôlixtirin. Chất pôlixtirin được kéo thành những thanh dài, mỏng, làm nguội trong nước sau đó được cắt thành dạng viên, làm nguyên liệu để tái chế nhựa xốp. Sau quá trình làm lạnh, 99% chất limônin được thu hồi để sử dụng lại. Quy trình tái chế này tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu, nguyên vật liệu và cực kỳ hiệu quả.
Bộđầu đo sinh học có độ nhạy cao xác định nhanh dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được sử dụng rộng rãi để phòng trừ sinh vật gây tác hại cho cây trồng, nông sản và đồng thời nó đã mang lại nhiều hiệu quả tốt. Tuy nhiên, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng gây ô nhiễm cho con người và môi trường, đặc biệt nguy hiểm là khi sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định như sử
dụng quá liều lượng, không tuân thủ đúng thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV,v.v....đối với những nhóm thuốc có độ độc cao hoặc nhóm thuốc cấm sử dụng. Người bị nhiễm thuốc BVTV liều lượng cao có thể gây nên ngộ độc cấp tính mà thường biểu hiện: mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, nôn,v.v...Trong trường hợp bị nhiễm
độc nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, hậu quả nguy hiểm của thuốc BVTV ở độc tính tích lũy. Đối với nhóm người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV hàng ngày như: người sản xuất, đóng gói thuốc BVTV, những nông dân thường xuyên tiếp xúc với thuốc, thường xuyên ăn hoặc uống thực phẩm hoặc nước bị nhiễm thuốc,v.v..., một lượng nhỏ thuốc này sẽ nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, ngấm qua da của người. Mặc dù phần lớn thuốc BVTV bị phân hủy tự nhiên, bị đào thải ra ngoài cơ thể, nhưng nhiều chất trong sốđó phân hủy kém như nhóm thuốc có Clo hữu cơ, có khả năng tích lũy trong cơ thể của con người và gây nên bệnh mãn tính với những triệu chứng như: người mệt mỏi, mất khả năng điều hòa phản xạ, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng dẫn đến suy giảm hoặc mất khả năng sinh sản. Đã có nhiều nghiên cứu xác định sự liên quan giữa bệnh ung thư và dị dạng với nhóm thuốc BVTV chứa Clo hữu cơ. Thuốc trừ vật hại thuộc nhóm lân hữu cơ và carbamat tuy có độ phân hủy tốt nhưng là chất gây độc thần kinh, gây ức chế hoạt tính enzym cholinexterasa. Người tiếp xúc nhiều với loại thuốc này sẽ thường xuyên bị đau đầu và trong trường hợp bị nhiễm nặng sẽ bị suy nhược thần kinh hoặc bị giảm trí nhớ.
Để ngăn ngừa và hạn chế hậu quả xấu nói trên, ngoài biện pháp an toàn lao động, còn cần phải tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc BVTV; Thường xuyên kiểm tra
đánh giá dư lượng thuốc trong rau, hoa quả, thực phẩm, trong cơ thể của nhóm người tiếp xúc nhiều và trong môi trường sống như: trong nước, đất, động vật, thực vật. Cho tới nay, phương pháp xác định sự tồn lưu thuốc BVTV thường dùng là phương pháp sắc khí ký. Ưu điểm của phương pháp này là giới hạn xác định thấp, tính đặc hiệu cao. Song, phương pháp này sử dụng thiết bị đắt tiền và chỉ thực hiện được ở trung tâm phân tích, vì đòi hỏi cán bộ sử dụng thiết bị có tay nghề cao . Mặt khác, việc xử lý mẫu cũng đòi hỏi thiết bị chuyên dùng và thời gian cho nên gây nhiều tốn kém khi phải vận chuyển và bảo quản số lượng lớn mẫu. Để khắc phục những trở ngại trên, gần đây người ta sử dụng phương pháp xác định dư lượng thuốc BVTV bằng kỹ thuật miễn dịch và enzym. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, đơn giản, có thể tiến hành xác
định ngay tại hiện trường. Theo hướng này, trong thời gian vừa qua các cán bộ nghiên cứu của Phòng Công nghệ gen động vật, Viện Công nghệ Sinh học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã thành công tạo ra phương pháp xác định thuốc trừ cỏ 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) bằng kỹ thuật miễn dịch trên phiến nhựa (ELISA) và trên que thử. Giới hạn xác định và thời gian đo của kỹ thuật ELISA lần lượt là 1 ppb (1 (g/l) và 2 giờ, còn đối với que thử tương ứng là 20 ppb (20 (g/l) và 2,5 giờ. Các kết quả này đạt yêu cầu phân tích mà "Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-
1995) quy định. Các phương pháp này là ổn định và có thể áp dụng đo mẫu thực tế. Hiện tại, các cán bộ của Phòng Công nghệ gen động vật đang nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xác định 2,4-D trong đất và trong thực phẩm, xác định thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và nhóm carbamat trong rau, hoa quả bằng kỹ thuật enzym. Mục tiêu tiếp theo của những nghiên cứu này là sử dụng chất tải trung gian để chuyển và khuếch
đại tín hiệu miễn dịch, enzym thành tín hiệu điện, chế tạo bộđầu đo nhạy cảm sinh học (biosensor) dùng xác định nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau, hoa quả, thực phẩm tại cửa khẩu, các quầy bán các sản phẩm . Với dụng cụ này, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV hàng ngày có thể tự kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong nước tiểu của mình. Các nhà môi trường có thể sử dụng để xác định nhanh và đánh giá dư lượng thuốc BVTV trong nước, trong đất, trong cơ thểđộng vật và thực vật tại hiện trường. Trong tương lai không xa, ngay tại quầy bán rau, hoa quả và thực phẩm, các bà nội trợ và người tiêu dùng sẽ có thể biết được một cách nhanh chóng dư lượng thuốc BVTV có hay không trong các sản phẩm mà họ cần dùng.
Nguồn: Viện Công nghệ Sinh học,Trung tâm KHTN&CNQG
Sử dụng nguồn năng lượng tiếng ồn để giảm ô nhiễm
Tiếng ồn từ trước đến nay vẫn được coi như là một loại ô nhiễm âm thanh, gây rất nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các dạng bệnh nghề nghiệp khi phải làm việc trong môi trường có độồn cao. Nhưng đối với các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Los Alamos (Mỹ) thì những sóng âm thanh có tần số cực lớn đó còn chứa một nguồn năng lượng kỳ diệu, sau khi nhà vật lý học Scott Backhaus thử nghiệm thành công một loại động cơ mới được gọi là động cơ nhiệt âm học.
Trên thực tế, động cơ nhiệt âm học của Backhaus có nguyên lý hoạt động tương tự như động cơ xe hơi thông thường hay tuốc-bin khí vì cùng dựa trên nguyên tắc chuyển nhiệt năng thành cơ năng. Tuy nhiên, có điểm khác biệt là động cơ nhiệt âm học không sử dụng xăng hay khí đốt mà sử dụng sóng âm được nén chặt. Chính ở trạng thái này, sóng âm trở thành một loại pít tông đặc biệt. Hơn nữa, loại động cơ này sẽ
không đòi hỏi phải có những bộ phận chuyển động như các loại động cơ thông thường và có thể sản xuất bằng những loại vật liệu rẻ tiền. Nguyên tắc hoạt động của động cơ
nhiệt âm học tương tự như động cơ hơi nước sử dụng hồi đầu thế kỷ 19. Theo sáng kiến của R.Stirling người Scotlen thì loại động cơ đó cũng gồm có một buồng kín tuyệt
đối, được bơm đầy một loại khí có thể chuyển động được theo hai luồng đối lập nhau. Sự chuyển động của hai luồng khí từ vùng nóng sang vùng lạnh và ngược lại sẽđược duy trì liên tục nhờ hai pít tông hoạt động dựa trên nguyên lý các khối khí nở ra khi gặp nhiệt độ cao và co lại khi trở về nhiệt độ bình thường. Nhưng rồi sáng kiến của R. Stirling bị quên lãng, khi động cơ nổ ra đời. Đến năm 1979, người ta mới nhớđến phát minh này khi nhà vật lý người Mỹ, Peter Ceperley ở trường đại học Geoge Mason de Fairfax thuộc bang Virginia đưa ra ý tưởng thay các pit tông bằng sóng âm thanh. Trước hết, về bản chất, âm thanh cũng là một dạng chuyển động. Sở dĩ chúng ta nghe
được âm thanh là nhờ sóng âm lan truyền trong không khí làm rung màng nhĩ theo nhiều tần số khác nhau. Giáo sư Peter Ceperley đã quyết định giao cho Scott Backhaus tập trung vào nghiên cứu, thử nghiệm ý tưởng này. Sau khi nghiên cứu kỹ mô hình của
R.Stirling, Backhaus tự thiết kế một mẫu động cơ riêng theo ý mình. Mẫu thiết kế của ông gồm một hộp cộng hưởng có hình dáng giống như chiếc gậy đánh bóng chày và
được làm bằng thép. Bộ phận thứ hai của động cơ là một buồng kín bằng kim loại có gắn bộ trao đổi nhiệt mà bên nóng luôn luôn đảm bảo nhiệt độở khoảng 7000C và bên lạnh giữ nhiệt độở 200C. Tiếp theo, Backhaus bơm đầy khí hêli nén vào động cơ. Bộ
trao đổi nhiệt có cấu tạo giống như những giàn loa công suất lớn. Chúng sẽ tạo ra âm thanh rồi truyền vào hộp cộng hưởng. Khi dội lại, âm thanh sẽđược khuếch đại lên tới mức cực mạnh. Tất nhiên, đó là những gì xảy ra bên trong động cơ, còn ở bên ngoài
động cơ, người ta chỉ nghe thấy tiếng rung nhè nhẹ như khi đi cạnh một chiếc xe hơi
đang chạy chậm. Điều này có được là nhờ lớp vách ngăn bằng thép có bề dày 6 mm vừa đủđể chịu áp lực của khí hêli bị nén chặt bên trong và cũng đủđểđảm bảo độ cách âm lý tưởng.
Trước mắt, động cơ nhiệt âm học sẽ được sử dụng ở nhiều quy mô khác nhau. Người ta có thể chế tạo những động cơ nhiệt âm học khổng lồ dùng cho các nhà máy sản xuất khí hóa lỏng, nhưng cũng có thể sản xuất những động cơ nhiệt âm học loại nhỏđể phát điện dùng cho một gia đình. Hiện tại, các nhà khoa học của Trung tâm Los Alamos đang cộng tác với hãng vận chuyển khí đốt Cryenco Inc. để chế tạo một động cơ nhiệt âm học khổng lồ dài 12 m và đường kính 1,2 m dùng cho việc sản xuất khí hóa lỏng với công suất làm lạnh và hóa lỏng gần 1.900 lít khí tự nhiên/ngày.
Nguồn: Khoa học và Đời sống, Số 33(1338)/2000
Thiết bị xử lý nước thải bệnh viện
Liên hiệp Khoa học, Sản xuất Công nghệ Hóa học (UCE) vừa nghiên cứu thành công thiết bị xử lý nước thải bệnh viện theo nguyên lý module, hợp khối và tự động hóa. Số module cần thiết được lắp đặt tùy thuộc tổng lưu lượng nước thải. Trong quá trình xử lý nước thải có sử dụng một số chế phẩm đặc hiệu như chế phẩm vi sinh và chất tụ keo tốc độ cao PACN-95. Nhờ có những chế phẩm nêu trên mà tốc độ phân hủy chất hữu cơ tăng từ 7 - 9 lần, giảm kích thuớc thiết bị. Nước thải từ các bể phốt của bệnh viện được dẫn vào bể chứa theo hệ thống cống riêng. Sau đó nước thải được bơm vào trạm xử lý nước thải. Hệ thống xử lý của thiết bị có thểđạt hiệu suất xử lý 90% đối với BOD5, 80% đối với SS và 99% đối với cô-li-phom. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại A của Việt Nam (TCVN 5945 - 95).
Nguồn: Nhân dân ĐT, 25/8/2000
Sản xuất chất dẻo sinh học từ sắn
Phủy trong tự nhiên, chất dẻo sinh học từ sắn lại có thể dễ dàng phân hủy trong