Dịch tễ học bệnh sâu răng và sâu răng sớm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel fluor (Trang 31 - 33)

- Thời gian ngấm vôi trung bình của răng vĩnh viễn từ 36 năm tính từ lúc

1.1.6.Dịch tễ học bệnh sâu răng và sâu răng sớm

Những thống kê đầu tiên về sâu răng được ấn hành từ thế kỷ XIX, là khoảng thời gian các trường đại học nha khoa đầu tiên trên thế giới đào tạo sinh viên. Sau đó, các nghiên cứu dịch tễ học hiện đại về sâu răng bắt đầu được thực hiện từ những năm 50. Từ đó cho đến nay, sự hiểu biết và cập nhật kết quả nghiên cứu về sâu răng đã có nhiều thay đổi đáng kể.

Ngày nay, do sự phát triển vượt bậc về khoa học nhất là trong chẩn đoán, kiểm soát và điều trị sâu răng, đã làm thay đổi tiêu chí chẩn đoán cũng như quan điểm về quá trình tiến triển của sâu răng, dẫn tới một số chỉ số ghi nhận về sâu răng cổ điển như (DMFT, DMFS) theo tiêu chí hướng dẫn của WHO (1997) vốn đã chưa phải là những chỉ số tối ưu, phải thay đổi nhiều điểm nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra là phải ghi nhận được tình trạng sâu răng ngay từ những giai đoạn đầu. Cho đến nay toàn cầu vẫn song song tồn tại hai hệ thống tiêu chí đánh giá và ghi nhận sâu răng, một số nước vẫn áp dụng theo hướng dẫn của WHO (1997) trong khi đó một số nước áp dụng hệ thống

mới ICDAS (2005) do WHO hướng dẫn [24], [81], [82], [138].

1.1.6.1. Dịch tễ học sâu răng

- Dịch tễ học bệnh sâu răng toàn cầu [139]

Hình 1.4. Bản đồ sâu răng toàn cầu (Dental caries word map - WHO 2004)

* Nguồn: (http:// en.wikipedia.org/wiki/File: Dental caries word map –

DALY - WHO 2004.svg) [139]

Dịch tễ học sâu răng toàn cầu cho thấy có hai xu hướng của bệnh:

+ Ở các nước phát triển: nhìn chung từ cuối những năm của thập kỷ 70 đến nay, sâu răng tại các nước phát triển có xu hướng giảm dần, chỉ số DMFT tuổi 12 tại hầu hết các nước ở mức thấp và rất thấp [135], [139].

+ Ở các nước đang phát triển: ở thời điểm những năm của thập kỷ 60, tình trạng sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số DMFT tuổi 12 ở thời kỳ này nói chung từ 1,0 - 3,0, thậm chí một số nước dưới

mức 1,0 như Thái Lan, Uganda, Zaire. Tới thập kỷ 70 và 80 thì chỉ số này tăng lên và ở mức 3,0 – 5,0, một số nước còn cao hơn như Chile là 6,3. Tình trạng sâu răng của các nước đang phát triển đều có xu hướng tăng [51], [137].

WHO cũng đưa ra kết luận về tình trạng sâu răng của toàn cầu:

+ Tỷ lệ sâu răng toàn cầu đã giảm và không biến mất.

+ Sâu răng vẫn còn là một bệnh phổ biến trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm.

+ Tỷ lệ sâu răng cao trên các vùng hố rãnh và khe nứt, giảm tỷ lệ sâu răng ở bề mặt nhẵn.

+ Quá trình bệnh đã bị chậm lại.

+ Fluor và kiểm soát chế độ ăn uống là những yếu tố quan trọng.

- Việt Nam:

+ Tỷ lệ mắc bệnh đang ở mức độ cao và có chiều hướng tăng lên nhất là các vùng nông thôn và miền núi. Theo điều tra cơ bản răng miệng năm 2001: ở trẻ 12 tuổi trong toàn quốc có 56,6% bị sâu răng, DMFT = 1,87 [36]. + Năm 2008, theo kết quả điều tra của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội: tại Lào Cai trẻ 12 tuổi có 39,6% bị sâu răng, DMFT = 0,90, tại Hà Nội trẻ 12 tuổi có 52,8% bị sâu răng, DMFT = 1,6 [13].

+ Năm 2010, theo kết quả điều tra của Trương Mạnh Dũng - Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội tại 5 tỉnh thành trong cả nước thấy: tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ 4-8 tuổi là 81,6%, chỉ số dmft là 4,7, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ 4-8 tuổi là 16,3%, chỉ số DMFT là 0,30 [7].

1.1.6.2. Dịch tễ học sâu răng giai đoạn sớm

- Hiện có rất ít những báo cáo thống kê về dịch tễ học sâu răng giai đoạn sớmtrên thế giới, lý do chính ở đây có thể là: trên thế giới, lý do chính ở đây có thể là:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dự phòng sâu răng bằng gel fluor (Trang 31 - 33)