Quan điểm của các sử gia

Một phần của tài liệu Tài liệu Lịch sử Việt Nam P.1 (Trang 141 - 143)

Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó làm thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?

Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (1856-1881) có đoạn:

Trước, vợ lẽ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, đẹp người, hay chữ, Vua nghe tiếng, mời đến, phong làm Lễ Nghi học sĩ, ngày đêm hầu cận, nhân đó mà cợt nhả với Nguyễn Thị Lộ. Đến đây, vua đi tuần du phía Đông, xa giá quya về đến Lệ Chi Viên thì Vua mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm. Nhà vua mất. Lời phê: Đời Lê Thái Tông, vua thì buông tuồng, bầy tôi thì chuyên quyền. (Nguyễn) Trãi nếu là người hiền, thì nên sớm liệu rút lui, ẩn náu tung tích để cho danh tiếng được toàn vẹn. Thế mà lại đi đón rước ngự giá, thả lỏng cho người vợ làm việc hoang dâm, vô liêm sỉ. Vậy thì cái vạ tru di cũng là tự (Nguyễn) Trãi chuốc lấy. Như thế sao được gọi là người hiền?

Phan Huy Chú, văn thần thời Nguyễn, cũng đã viết trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của mình như sau:

Năm Nhâm Tuất (1442), ông (Nguyễn Trãi) 63 tuổi, vì có vợ tên là Nguyễn Thị Lộ vào hầu vua, dùng chất độc giết vua, triều đình kết án phải giết ba họ...Ông có văn chương mưu lược...làm công thần mở nước thứ nhất. Về già muốn an nhàn, không có ý tham luyến (địa vị), chỉ vì nghiệp báo của yêu nữ cuối cùng lụy đường công danh, bấy giờ ai cũng thương tiếc...

Từ các đoạn sách trên, nhiều thế kỉ qua, cho mãi đến gần đây có người vẫn tin là giữa vua Lê Thái Tông và Nguyễn Thị Lộ có quan hệ ân ái, rồi nhà vua bị bỏ độc hay bị sốt rét nặng mà chết...Giáo sư Đinh Xuân Lâm trong bài viết Nhân một vụ án, suy nghĩ về trách nhiệm người viết sử cũng đã phê phán rằng:

Đối với Nguyễn Thị Lộ thì thái độ của người chép sử ra sao? Rõ ràng đây là một thái độ không khách quan, thiên vị, có dụng ý...

Ngày nay, sau nhiều cuộc khảo cứu và tọa đàm khoa học tại quê hương bà Nguyễn Thị Lộ đến năm 2002, nhân kỷ niệm 560 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã phối hợp với một số tổ chức khác đã mở hội thảo khoa học đầu tiên về Nguyễn Thị Lộ tại thôn Khuyến Lương (huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Trong cuộc hội thảo, một số nhà khoa học đã chỉ rõ thủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông. Bà vốn rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, vì hai người đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ Lê Thánh Tông thoát khỏi âm mưu sát hại của bà. Sâu xa hơn, đó là sự ghen ghét, đố kỵ của một số không nhỏ quan lại trong triều lúc bấy giờ trước tài năng lỗi lạc và tính tình ngay thẳng, cương trực của Nguyễn Trãi - cái luôn cản trở những việc làm mờ ám của họ.

Đề cập đến Nguyễn Thị Lộ, bà được đánh giá là một nữ sĩ tài hoa, có phẩm hạnh cao, là người bạn đời tâm đầu ý hợp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Vậy mà, sau bao nhiêu năm cùng

chồng giúp nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng, Nguyễn Thị Lộ lại cùng chồng sẻ chia cái chết thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc. Ðáng buồn hơn nữa, những trước tác của bà bị đốt, bà chỉ còn là cái bóng mờ nhạt của Nguyễn Trãi trong lịch sử.

Nhận xét về bà, GS. Vũ Khiêu khẳng định: Ít nhất, bà cũng là người tài hoa trong văn học,

sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa…Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Đại Việt.

GS. Ðinh Xuân Lâm cũng đã nêu ý kiến rằng: Cần có sự công khai chiêu tuyết cho bà. Chế độ

phong kiến cũ đã không làm được việc đó thì ngày nay chúng ta phải làm được việc đó thông qua việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc một cách trung thực và khoa học...

* Trong văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tài liệu Lịch sử Việt Nam P.1 (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w