KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Đề tài " Các giải pháp nâng cao vai trò của trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam " potx (Trang 81 - 84)

Ngày 10/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán tại Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh.

Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với thị trường chứng khoán thế giới, Trung tâm giao dịch Chứng khoán tp.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán tp.HCM. Ngày 08/08/2007, Sở giao dịch chứng khoán tp.HCM đã chính thức được khai trương.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Tháng 6/2009, thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) bắt đầu đi vào hoạt động. Việc giao dịch tập trung nhằm tăng tính minh bạch và công khai, góp phần hạn chế việc làm giá và giả mạo chứng từ.

Qua hơn mười năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về quy mô giao dịch, về số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường, về cơ cấu hàng hóa...

Tuy đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm, nhưng sự liên thông với thị trường chứng khoán thế giới cũng đã phát triển lớn, song các sản phẩm dịch vụ của thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá đơn giản so với thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.

Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý cần sớm chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của chứng khoán phái sinh, đây là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán. Thực tế thị trường đang đòi hỏi

sớm có các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng yếu như giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán), giao dịch mua - bán bắt buộc, các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai.

Các trung gian tài chính đang hoạt động trên thị trường nước ta bao gồm: Hệ thống ngân hàng thương mại; công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính; công ty bảo hiểm; công ty kiểm toán; công ty chứng khoán và các quỹ đầy tư. Sự hoạt động của các trung gian này đã thúc đẩy hệ thống tài chính ngày một phát triển, tạo ra một nguồn vốn lưu thông lớn phục vụ cho quá trình đầu tư. Nhất là lĩnh vực đầu tư chứng khoán, đòi hỏi một lượng vốn, kiến thức và kỹ năng khi có các trung gian tài chính tham gia vào sự hoạt động, vận hành của chứng khoán sẽ giảm thiểu rủi ro, tạo ra sự thông thoáng và môi trường đầu tư tốt.

Quá trình hoạt động của các trung gian tài chính ngày càng làm đa dạnh hơn các loại hình trung gian. Với việc thành lập các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư đã giúp cho nhà đầu tư có thể tiếp cận và có được những khoản vốn lớn phục vụ cho đầu tư.

Một trong những vai trò nổi bật nhất của các trung gian tài chính là điều tiết cung cầu trên thị trường chứng khoán. Và nổi bật gần đây là thực trạng cho vay đầu tư chứng khoán. Điều này vừa tạo tính thanh khoản cho thị trường nhưng đồng thời cũng tạo nên những luồng tiền ảo không phản ánh đúng thực tế thị trường.

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng trên thị trường tài chính với hoạt động cơ bản nhất đó là nhận tiền gửi và tiến hành cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Và chính hoạt động này có tác động rất lớn đến hoạt động của thị trường chứng khoán, mà cụ thể là giá cả, cung và cầu trên thị trường chứng khoán. Bởi lẽ xét cho

cùng, mục đích của bất kỳ nhà đầu tư nào dưới bất kỳ hình thức nào cũng xuất phát từ mục tiêu cuối cùng, đó là mục tiêu lợi nhuận. Việc họ quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào là tùy thuộc vào những nhận định và dự đoán của họ về khả năng sinh lời, đem lại thu nhập, và mức độ rủi ro của nó. Chính vì vậy mà lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng cũng có tác động không nhỏ đến mức cung cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán và giá cả của những chứng khoán đó.

Tác động lớn nhất của các trung gian tài chính đó là tạo ra một dòng vốn lớn, luân chuyển trong nền kinh tế. Với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các trung gian tài chính phải không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ có những chính sách hậu mãi để thu hút khách hàng. Điều này vô hình chung đã tạo ra những thuận lợi cho khách hàng, khách hàng có thể được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Với cùng một đồng chỉ phí, khách hàng có thể được tư vấn, vay ưu đãi, quản lý tốt hơn trước đây. Với sự phát triển này của các trung gian tài chính, đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, nhà đầu tư tiếp cận và được tư vấn đầu tư tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài " Các giải pháp nâng cao vai trò của trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam " potx (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w