XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 79 - 83)

TRƯỜNG

5.1.1 Xây dựng chiến lược Marketing

Qua ma trận SWOT ta thấy công ty chưa áp dụng marketing cho sản phẩm, do đó trong thời gian tới công ty nên xây dựng chiến lược Marketing. Marketing ngày càng là công cụ đắt lực giúp cho các doanh nghiệp nâng cao sản lượng bán ra và giữ vững được thị trường, khẳng định được thương hiệu. Công ty có thể áp dụng chiến lược 4P

5.1.1.1 Sản phẩm

Ta phải luôn luôn đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Nếu doanh nghiệp không quan tâm tới vấn đề n ày thì sẽ tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh nhảy vào chiếm lĩnh thị trường. Mỗi thị trường đều có phong tục, văn hóa riêng và đòi hỏi những tiêu chuẩn chất lượng khác nhau tùy theo sự tiến bộ của mỗi quốc gia.

Ví dụ như đối với thị trường Nhật Bản là quê hưởng của sản phẩm surimi đồng thời cũng là nơi mà marketing được biết đến đầu tiên trên thế giới. Vì vậy, họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải cao và bao gồm cả vấn đề về vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi của sản phẩm. Bên cạnh đó người Nhật Bản cũng mang đậm nét người dân phương Đông, nên người phụ nữ Nhật Bản rất giỏi giang, đảm đan và rất tiết kiệm. Nhận biết được vấn đề này thì khi bán sản phẩm cho các khách hàng Nhật Bản công ty phải có những chiến lược riêng về giá cả, chất lượng, hình thức và dịch vụ hậu mãi của sản phẩm. Khi tiếp xúc với thị trường Châu Âu thì ta thấy họ rất hiện đại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, đó cũng là lý do họ đòi hỏi rất cao về chất lượng của sản phẩm và quan điểm chung của người dân phương Tây là sản phẩm nào có thương hiệu càng nổi tiếng thì chất lượng càng tốt, và mức độ thuận tiện khi sử dụng sản phẩm để họ có thể tiết kiệm

thời gian. Sống trong nền công nghiệp hiện đại người Châu Âu lúc nào cũng bận rộn, do đó nếu được chọn lựa thì họ sẽ chọn những loại thực phẩm chế biến sẵn khi sử dụng không phải mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị, giá bán sản phẩm không ảnh hưởng nhiều đến sức mua của thị trường này.

Để thõa mãn một phần nào nhu cầu của khách hàng, sản phẩm của công ty phải được chú trọng từ nguyên liệu bên trong lẫn bao bì bên ngoài.

* Nguyên liệu chính

Tăng cường kiểm soát chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào, tiến tới xây dựng nguồn nguyên liệu “sạch” và tự cung tự cấp. Trong tương lai gần các nhà xuất khẩu nông lâm thủy sản muốn tiêu thụ được hàng hóa trên thị trường EU thì phải chứng minh rằng sản phẩm được sản xuất theo quy trình GAP. Vì vậy để có được nguồn nguyên liệu “sạch” cũng như để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì công ty nên dần đầu tư để đáp ứng được các nhu cầu này.

* Bao bì

Ngày nay vấn đề về môi trường là vấn đề được hầu hết mọi người quan tâm đến. Sản phẩm mang thông điệp bảo vệ môi trường đang là hướng đi mới cho các doanh nghiệp muốn cải tiến sản phẩm. Do đó nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thì công ty phải tuân thủ các quy định về bao bì và phế thảy bao bì. Đối với mặt hàng của công ty thì người mua sẽ không nhìn thấy trực tiếp sản phẩm mà ấn tượng đặt vào mắt khách hàng là bao bì. Do đó khi xây dựng thương hiệu riêng công ty nên thiết kế bao bì theo phương pháp VIEW, bao bì sinh thái thân thiện với môi trường.

+ V(visibility – tính rõ ràng): Bao bì phải làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được phân biệt dễ dàng đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

+I(information impact – cung cấp nhiều tin tức): Bao bì phải thể hiện thông tin về bản chất của sản phẩm: tên sản phẩm, ngày sản xuất, thành phần, điều kiện dự trữ, hướng dẫn sử dụng và mang thông điệp bảo vệ môi trường. Nếu sản phẩm bán ở thị trường mà người dân sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì nên bao bì sản phẩm phải được in bằng hai thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất.

+E(emotional impact – tác động tình cảm): Bao bì sản phẩm được thiết kế phải tạo ấn tượng, tạo sự ưa thích khi nhìn thấy lần đầu tiên.

+W(workability – tính khả dụng): Bao bì phải dễ được phân hủy sau khi sử dụng xong và khi bị hủy sẽ không tạo ra chất độc ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ của con người.

Đối với thị trường Châu Âu khi có dấu hiệu “Green Dot”(tiêu chuẩn phế thảy bao bì của Đức) thì sẽ dễ dàng nhập khẩu vào thị trường này. Khi sản phẩm có kí hiệu xanh in trên bao bì sản phẩm thì chứng nhận rằng nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu sản phẩm có tham gia vào hệ thống quản lý bao bì phế thảy.

5.1.1.2 Giá cả

Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu sang nước ngoài, do đó tùy theo thị trường mà công ty nên có chiến lược giá thích hợp. Đối với thị trường Châu Âu nơi có nền công nghiệp phát triển, người dân Châu Âu lại có thu nhập cao nên giá ở thị trường này có thể cao hơn so với các thị trường khác. Người Châu Âu cũng có quan niệm “tiền nào của đó”vì vậy khi xuất khẩu qua thị trường này công ty cũng nên chọn giá theo thị trường. Tùy theo thị trường công ty nên đưa ra giá sản phẩm thích hợp.

5.1.1.3 Phân Phối

Thực hiện phân phối thông qua các trung tâm thương mại lớn của các quốc gia. Tại các trung tâm thương mại lớn sẽ có mạng lưới phân phối tỏa đi khắp cả nước. Việc chọn nhà phân phối là rất quan trọng.

5.1.1.4 Chiêu thị

Công ty thực hiện chiến lược đẩy trong hoạt động marketing của mình, kế hoạch này sẽ được thực hiện rõ khi bộ phận marketing vận dụng tích cực trong quá trình chiêu thị với khách hàng, tiếp thị sản phẩm, thiết lập quan hệ công chúng (PR) tại thị trường nước sở tại.

Trước tiên doanh nghiệp tác động đến khách hàng mua sĩ của mình. Việc tác động này thông qua hình thức chiết khấu, tặng phẩm khuyến mãi, thường xuyên gửi hình ảnh và catalogue của sản phẩm cho khách hàng.

Đối với người tiêu dùng, công ty sẽ chủ động tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng ở nước sở tại thông qua một số hoạt động công chúng như:

5.1.2 Nghiên cứu thị trường

Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nên công ty bị cạnh tranh rất gay gắt. Một hướng đi mới để công ty có thể nâng cao lợi nhuận và tăng số lượng thuỷ sản xuất khẩu là đầu tư nghiên cứu thị trường. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhất để tìm kiếm thị trường mới, những thị trường tiềm năng, phát hiện ra những nhóm khách hàng mục tiêu mới. Có thể chi phí cho công việc này lúc đầu bỏ ra là rất cao, nhưng đổi lại khi sản phẩm của công ty đã xâm nhập được vào thị trường mới trước các doanh nghiệp khác thì có thể sản phẩm của công ty được độc quyền ở thị trường trên, và thương hiệu của công ty sẽ lớn mạnh nhất tại thị trường này. Với những ưu điểm trên thì tương lai lợi nhuận thu được của công ty là rất cao. Có hai hướng để công ty để công ty đầu tư nghiên cứu thị trường:

- Nghiên cứu thị trường để tìm các thị trường mới, nơi mà mặt hàng thuỷ sản chưa được biết đến rộng rãi.

- Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về các phong tục, tập quán và khẩu vị ăn uống về cách thức ăn được chế biến từ cá của người dân ở các vùng khác nhau.

Công ty có thể thuê những nhân viên về marketing có kinh nghiệm lâu năm trong việc nghiên cứu thị trường để thực hiện nhiệm vụ này.

Bên cạnh việc tìm kiếm thị trường mới và sản phẩm mới thì công ty cũng nên tìm hiểu thêm để nắm vững được các thị trường cũ của mình để tăng thêm thị phần trên thị trường đó. Công ty nên nghiên cứu những một số vấn đề sau:

- Dung lượng các thị trường mà công ty đang có, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng về mặt hàng mà công ty đang kinh doanh.

- Các kênh phân phối và tiêu thụ mặt hàng này như thế nào, tình hình cung cầu về hàng hoá mà mình đang kinh doanh. Cải tiến các kênh phân phối sản phẩm của công ty, ngày càng đa dạng hoá các kênh phân phối để sản phẩm có thể tìm thêm được khách hàng.

- Chiều hướng giá cả đang lên hay đang xuống, có những biến động gì lớn về giá cả hay không và nguyên nhân của sự biến động đó là do đâu.

- Phải đoán trước nhu cầu tương lai của thị trường, về hành vi tiêu dùng của người dân trong tương lai để công ty có thể chuẩn bị trước để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)