Giải pháp lý thuyết hạn chế thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Tp Hồ Chí Minh (Trang 26 - 28)

Trong nhiều lĩnh vực xuất hiện thông tin bất cân xứng thì các giải pháp thường được áp dụng chung để hạn chế mức độ thông tin bất cân xứng là cơ chế

phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và cơ chế giám sát (Nguyễn Trọng Hoài, 2006):

2.3.5.1. Phát tín hiệu

Đối với thị trường tài chính, để giao dịch được hiệu quả thì người đi vay có thể vay được vốn với chi phí thấp, người cho vay chắc chắn khả năng thu hồi được nợ hay người cho vay và đi vay phải nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của riêng mình. Thông thường người đi vay là người nắm rõ thông tin về mình nhất thế nên

7 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

họ sẽđược lợi nhiều hơn trong giao dịch. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không dễ dàng cho vay nếu như họ không biết rõ về khách hàng của mình. Thế nên, người đi vay phải phát tín hiệu rằng mình là người có khả năng trảđược nợ tốt. Vấn đề phát tín hiệu trong trường hợp này là: Uy tín của công ty, qui mô và danh tiếng công ty, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo vv, ngược lại ngân hàng cũng phải phát tín hiệu

để người đi vay thực hiện trách nhiệm của mình trong hợp đồng vay như cơ chế xử

lý tài sản, lãi suất cho vay …

Cũng giống như thị trường tài chính, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, ít nhiều họ cũng cần biết công ty đó hoạt động ra sao, sản xuất cái gì vv. Vì thế công ty muốn nâng cao vị thế, bán cổ

phiếu với giá cao và hợp lý, nó phải cho nhà đầu tư thấy được danh tiếng, hiệu quả

hoạt động và tiềm năng phát triển của nó.

2.3.5.2. Sàng lọc

Để hạn chế sự lựa chọn bất lợi của mình, các ngân hàng thường áp dụng hạn mức tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng vay, dự án vay và thời hạn vay.

Đối với tổ chức bảo hiểm, cơ chế sàng lọc được thể hiện qua việc chỉ bảo hiểm một phần, điều này cho thấy ngay cả đối với nhóm bất cẩn cũng phải có trách nhiệm một phần của mình trong sự cố bồi thường có thể xảy ra. Ở thị trường chứng khoán, ngoại trừ một số nhà đầu cơ, đa phần nhà đầu tư mong muốn mình sẽ đầu tư vào những công ty có khả năng mang lại hiệu quả cao và bền vững. Vì vậy cơ chế sàng lọc đối với nhà đầu tư là đầu tư vào các công ty có thông tin minh bạch, uy tín, làm

ăn hiệu quả và có tiềm năng phát triển cao.

2.3.5.3. Cơ chế giám sát

Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại, cơ chế

bao gồm: giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp:

- Giám sát trực tiếp: nhà đầu tư sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt được kiểm soát thông tin, cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của nhà đầu tư muốn giám sát công ty niêm yết sẽ bị hạn chế.

- Giám sát gián tiếp: thông qua các qui định của các nhà tổ chức thị trường (UBCK, Sở GDCK), mặc nhiên các công ty niêm yết phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà đầu tư và nhà đầu tư cũng thông qua các quyền lợi đã được qui định mà có thể tiếp cận giám sát gián tiếp công ty niêm yết. Ngoài ra còn có giám sát thị trường: căn cứđánh giá của thị trường để biết nhiều thông tin hơn về các công ty niêm yết sau khi thực hiện giao dịch.

Cơ chế giám sát được thực hiện rất chặt chẽ trên thị trường chứng khoán. Vì nhà đầu tư không thể bỏ ra một số tiền mà không biết số tiền đó được sử dụng như

thế nào.

Hình 2.1 : Tóm tắt mô hình thông tin bất cân xứng

Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài (2006)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Tp Hồ Chí Minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)