thị trường cố phiếu năm 2008/09, Tạp chí tiền tệ và tài chính quốc tế, số 4
13 Chỉ số biến động giao dịch quyền chọn (CBOE) hay còn gọi là chỉ số VIX đo biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ, thông thường chỉ số này duy trì ở mức trên dưới 20. chứng khoán Mỹ, thông thường chỉ số này duy trì ở mức trên dưới 20.
Biểu đồ 1.8: Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực (phần trăm)
Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2011
Kênh chính để lan truyền khủng hoảng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển chính là hoạt động thương mại quốc tế. Mức độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước phát triển và mức độ tăng trưởng xuất khẩu của các nước đang phát triển đều bị ảnh hưởng. Thương mại toàn cầu giảm gần 30% so với GDP trong giai đoạn Đại suy thoái 2008 – 2009.14 Bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Đức đều chứng kiến sự giảm mạnh về tỷ lệ thương mại/GDP từ năm 2008. Cùng với sự suy giảm của các hoạt động kinh tế bắt đầu từ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của các nước phát triển giảm rõ rệt, từ tăng trưởng 7% năm 2006 xuống còn tăng trưởng 0% năm 2008 và tăng trưởng âm khoảng 13% theo dự báo cho năm 2009. Sự suy giảm trong tổng cầu tại các nước phát triển đã gây ra những tác động không nhỏ tới tăng trưởng xuất khẩu của các nước đang phát triển, điều này, đến lượt nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển như biểu đồ trên.
Một kênh quan trọng khác để cuộc khủng hoảng có thể lan truyền từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển là các dòng vốn. Các dòng vốn thực thuộc nguồn vốn tư nhân tại các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển ở Châu Á năm 2008 suy giảm mạnh. Tuy nhiên, dòng vốn này đã có xu thế đảo chiều từ năm 2009 – nay.
3.2.2.Suy thoái kinh tế ở các nước EU