5. Ph−ơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Đôi nét về lịch sử
Trị liệu hành vi đã tồn tại từ xa x−a, d−ới rất nhiều các hình thức khác nhau. Đến thế kỷ XIX, Pháp đ−ợc xem nh− là một trong những cái nôi sản sinh ra liệu pháp hành vi, với những thực nghiệm của F. Leuret (1876), Perround (1873) và Legrand du Saulle. Đầu thế kỷ XX, với sự ra đời của học thuyết Pavlov về phản xạ có điều kiện, đ−ợc ứng dụng nhiều trong điều trị các rối loạn, thức chất đó là những kỹ thuật của liệu pháp hành vi… Nh− vậy, không phải cho đến lúc Watson phát minh ra học thuyết hành vi thì các liệu pháp hành vi mới bắt đầu đ−ợc sử dụng, mà từ xa x−a nó đã đ−ợc con ng−ời dùng d−ới cách này hay cách khác. [1, 136-137]
Những năm 20-30 của thế kỷ XX, do sự phát triển của môn tâm lý thực nghiệm đã tạo cơ sở lý luận và khoa học cho liệu pháp hành vi. Watson đã đ−a ra khái niệm hộp đen (black box) tức là ông chỉ quan sát những hành vi bên ngoài mà không đi sâu vào tìm hiểu cơ chế tâm lý chiều sâu bên trong. Chính Watson đã đ−a ra thuật ngữ “học thuyết hành vi” (behaviorism) vào năm 1924. [1, 138]
Vào những năm 30-50 của thế kỷ XX, học thuyết hành vi phát triển rất nhanh và đ−ợc nhiều nhà tâm lý học ứng dụng thực tế. Năm 1938, bằng thực nghiệm, Skinner đã phân biệt hiện t−ợng điều kiện hoá thực thi với điều kiện hoá của Pavlov. Về sau, chính ông và Lindsley (1954), Ayllon và Azrin (1965) đã áp dụng trị liệu điều kiện hoá thực thi trong các bệnh viện tâm thần và đã đạt đ−ợc nhiều kết quả trong điều trị. [1, 138-139]
Vào những năm 60, liệu pháp hành vi rất thịnh hành ở Mỹ, Hà Lan, Pháp. Năm 1969, Albert Bandura đ−a ra lý thuyết về tập nhiễm xã hội.
Cũng từ những năm 60, do sự phát triển của môn tâm lý học nhận thức nên liệu pháp hành vi đã bị ảnh h−ởng rất lớn, từ đó xuất hiện thêm liệu pháp nhận thức, mà đ−ợc nhiều tác giả gộp lại thành liệu pháp hành vi-nhận thức. Năm 1962 xuất hiện liệu pháp cảm xúc hợp lý của Albert Ellis và năm 1961 Beck đã xây dựng liệu pháp nhận thức để điều trị trầm cảm. [1, 140]