IX/ Thế gian vạn sự giai bào ảnh
Sau giải phóng miền nam 1975, tôi đến Sa Đéc và gặp được cụ Nguyễn Thành Mậu Cụ Mậu là ngườ
và gặp được cụ Nguyễn Thành Mậu. Cụ Mậu là người đứng ra tổ chức xây lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Cụ Mậu cho tôi biết một chi tiết hết sức lý thú là nếu muốn tìm tung tích bà Lê Thị Huệ hãy lên Sài Gòn tìm bà Hồ Tường Vân và ông Lê Hương. Ông Hư ơng là một học giả thời trước từng làm tại một cơ quan văn hoá.
Ông Hương đã đưa tôi giới thiệu với bà cô ông ấy. Bà này thường hay đi chùa và nói có quen một nhà sư tên là Lê Thị Huệ và còn khẳng định với tôi rằng nhà sư này thời trẻ rất nặng tình với chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Theo sự chỉ dẫn cặn kẽ của bà, tôi đã vào chùa và gặp được cụ bà Lê Thị Huệ. Tuy nhiên bà Huệ đã khước từ kể lại chuyện cũ cho tôi nghe. Sau hàng tháng trời lân là trò chuyện, rồi thuyết phục và đưa cho cụ xem rất nhiều ảnh chụp về các chuyến công du của Bác Hồ trong đó có tôi, cụ mới tin rằng tôi là người có vinh dự được nhiều lần làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trước khi kể cho tôi nghe câu chuyện về mối tình của cô Huệ với anh Nguyễn Tất Thành, cụ dặn tôi tuyệt đối không được viết, cũng như không được nói cho ai biết khi cụ còn đang sống. Vì, theo cụ, "hiện nay cả dân tộc Việt Nam đang tôn thờ Bác Hồ, nếu nói điều này ra thì sẽ có ít người nghĩ rằng tôi có vơ vào để rồi đòi hỏi chế độ, chính sách, ưu đãi gì đây".
Rồi cụ kể: "Tôi là học trò của cụ phó bảng, học chữ nho tại Viện 1 trường Đông Ba (Huế), thời bấy giờ cha tôi làm quan ở đó. Sau này tôi gặp anh Thành và tôi đã tôn thờ con người ấy suốt cả cuộc đời (cụ thở dài), con người ấy thật đáng yêu, đáng kính. Nhưng có lẽ do số phận đã không cho chúng tôi được bên nhau. Khi chia tay nhau, chúng tôi không hứa hẹn gì mà chỉ nói sau này còn sống trở về sẽ tìm lại nhau. Một vài năm sau đó, tôi nhận được tin Nguyễn Tất Thành đã chết tại Hồng Kông. Tôi đau đớn vô cùng. Nhưng rồi mãi tới năm 1948, tôi mới nhận ra Nguyễn ái Quốc chính là anh Thành. Anh cũng không gia đình, vợ con. Tôi cảm thấy xót xa. Không hiểu sao từ bé tôi đã thuộc lòng hai câu thơ của Hải Thượng Lãn Ông viết khi ông về quê (từ Sông Lam - Nghệ An về Hải Dương) thăm lại chốn cũ:
"Nhất tiếu tình đa lưu l nh lệ.ã
Song mâu xuân tận hiện hình hoa"
(Một nụ cười giàu tình cảm, nước mắt chảy. Khi về già hai con mắt đã mờ nhưng hình ảnh người con gái vẫn lưu giữ mãi).
Những câu thơ này như một ứng mệnh cho số phận của tôi. Tôi vào chùa và đem theo hình ảnh anh .“
Có lần trong một buổi trò chuyện, cụ Huệ hỏi tôi, sau một đắn đo: "Ông ở cạnh cụ Hồ nhiều năm, có khi nào thấy cụ nhắc hai chữ tình yêu không?". Tôi nói: "Có chứ ạ!". Cụ lại hỏi: "Thế sao không bao giờ thấy báo chí nói gì cả? Báo chí bị cấm à?". Tôi kể cho cụ nghe rằng, bà Nguyễn Thị Thanh (chị ruột cụ Hồ) khi ra Bắc có kể cho cụ Hồ nghe là trong lần vào Nam tìm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc có gặp cụ (tức cô Huệ).