Mai Thúc Loan Mai H cắ Đế

Một phần của tài liệu Gián án Danh nhân đất Việt (Trang 49 - 51)

Mai Thúc Loan - sử nhà Đường còn gọi là Mai Huyền Thành - quê ở Mai Phụ (“gò họ Mai”, tên nôm là Kẻ Mỏm), một làng chuyên làm muối ở miền ven biển Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay, lúc bấy giờ giáp giới với đất Chăm ở bên kia dải núi Nam Giới. Không rõ cha, ông theo họ

mẹ. Sau mẹ ông dời nhà lên ở vùng Ngọc Trừng (huyện Nam Đàn ngày nay). Mai Thúc Loan nhà nghèo, phải làm nghề kiếm củi rồi đi ở đợ cho nhà giàu, chăn trâu, cày ruộng. Ông rất khỏe và sáng dạ, người đen trũi, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng.

Theo phường săn học hỏi rồi trở thành thợ săn lành nghề, nhiều lần Mai Thúc Loan giết được “chúa sơn lâm” khiến nhân dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người đã suy tôn Mai Thúc Loan làm chức “đầu phu” - thủ lĩnh quân sự địa phương - của làng.

Châu Hoan (Nghệ Tĩnh) thời ấy luôn bị giặc Chà Và (Java), Côn Lôn (Malaysia) cướp phá, nhất là ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường làm cho nhân dân vô cùng khổ sở. Đặc biệt nạn cống “quả lệ

chi (quả vải)” là một gánh nặng khôn cùng đối của nhân dân Hoan Châu. Nguyên do, ở Trường An, vua nhà Đường có một nàng ái phi thường gọi là Dương Quý Phi nhan sắc tuyệt vời mà tính tình cũng thật thất thường, nanh ác. Dương Quý Phi rất thích ăn thứ quả xinh xắn chỉ ở “An Nam” mới có.

Cũng như mọi người dân đất Việt, Mai Thúc Loan phải đi phu (trên giấy tờ quy định, nhân đinh chịu lực dịch cho nhà nước một năm 20 - 50 ngày), quanh năm phục dịch vất vả cho bọn đô hộ

nhà Đường.

ở Nam Đàn, còn truyền lại một bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường, vạch rõ nỗi thống khổ của nhân dân. Quan lại, quân lính nhà Đường về làng đánh đập dân, vơ vét tơ lụa, tiền, thóc, bắt dân nộp cống vải quả, bắt phu:

Nhớ khi nội thuộc Đường triều, Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai Sâu quả vải vì ai vạch lá,

Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu đã cùng ông phải đi gánh vải quả nộp cống cho chính quyền nhà Đường nổi dậy khởi nghĩa. Hàng trăm người của các phường săn quanh vùng và sau đó, nhân tài khắp các châu Hoan, Diễn, ái (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng đến tụ tập dưới cờ nghĩa. Thế lực nghĩa quân dần dần thêm mạnh. Sử nhà Đường chép rằng Mai Thúc Loan đã liên kết dân chúng 32 châu.

Mai Thúc Loan lợi dụng địa thế vùng Sa Nam xây dựng căn cứ chống giặc.

Đấy là vùng rừng núi rậm rạp nằm cạnh sông Lam ở khúc hiểm sâu. Ông lấy Vệ Sơn làm trung tâm, đóng đại bản doanh của nghĩa quân. Dọc bờ sông Lam, nghĩa quân đắp một chiến lũy dài hơn nghìn mét. Đấy là thành Vạn An nổi tiếng, có núi Đụn (Hùng Sơn) làm chỗ dựa; phía trong núi là dải thung lũng rộng vài chục mẫu, dùng làm nơi trữ lương thực, vũ khí; phía ngoài núi, có nhiều đồn trại đóng ở cạnh sườn; chung quanh núi, sông Lam vây bọc như con hào thiên nhiên. Bao quanh khu trung tâm (Vệ Sơn), nghĩa quân xây dựng một hệ thống đồn trại nương tựa lẫn nhau: Biểu Sơn (hình quả bầu), bảo vệ cánh tả, Liêu Sơn bảo vệ mặt trước, Ngọc Đái Sơn (hình ngọc) cạnh thành Vạn An, là đồn tổng chỉ huy, thống lĩnh cả hai đạo quân thủy bộ.

Mai Thúc Loan xưng đế và đóng đô ở thành Vạn An. Sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Vua đen họ

Mai). Đấy là sự bác bỏ ngang tàng quyền thống trị của đế chế Đường trên miền đất nước Việt vào giữa lúc đế chế Đường đạt đến độ cực thịnh dưới thời Huyền Tông (Đường Minh Hoàng).

Người Việt miền xuôi cũng như tù trưởng và dân chúng miền núi thuộc các “châu ki-mi” (châu chịu chế độ trói buộc của nhà Đường) của Hoan Châu đô đốc phủ đều nhiệt liệt hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Mai Hắc Đế còn cử người đi giao thiệp, liên kết với các nước Chăm Pa, Chân Lạp ở

phía tây và cả nước Kim Lân (Malaysia hiện nay) đặng có thêm lực lượng chống nhà Đường.

Từ Vạn An, có một số quân từ các nước thuộc bán đảo Đông Dương giúp sức, nghĩa quân tiến ra bắc, tiến công phủ thành Tống Bình (Hà Nội). Bè lũ đô hộ Quang Sở Khách, trước khí thế

ngút ngàn của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của người Việt, đã bỏ thành, chạy tháo thân về

nước. Đất nước được giải phóng, nhân dân khắp nơi nô nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân phát triển tới hàng chục vạn người (Sử nhà Đường chép là 40 vạn!).

Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh, Vua Đường cử tên tướng nanh vuốt Dương Tư Húc, đem 10 vạn quân cùng Quang Sở Khách tiến sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.

Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, nghĩa quân tan vỡ, một bộ phận rút vào rừng. Hiện nay ở thung lũng Hùng Sơn (Rú

Đụn) còn lăng mộ cha con Mai Hắc Đế. Theo truyền thuyết dân gian sau khi Mai Hắc Đế bị bệnh mất ở trong rừng, con ông đã nối ngôi được một thời gian, tức là Mai Thiệu Đế.

Quân xâm lược nhà Đường tiến hành tàn sát nhân dân rất dã man, chất xác quân đắp thành gò cao để ghi công chinh phục, đề cao uy thế “thiên triều”, răn đe nhân dân Việt. Tội ác của giặc cũng ngày càng chồng chất cao lên mãi.

Nhân dân Việt Nam đời đời nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong Tiên chân báo huấn tân kinh đểở đền, ca tụng công đức ông như sau (tạm dịch):

Hùng cứ châu Hoan đất một vùng, Vạn An thành lũy khói hương xông, Bốn phương Mai Đế lừng uy đức, Trăm trận Lý Đường phục võ công. Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn, Hùng Sơn gió lặng, khói lang không. Đường đi cống vải từ đây dứt,

Dân nước đời đời hưởng phúc chung.

Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa lớn lao này, nhà Đường không dám bắt nhân dân nộp cống vải quả hằng năm nữa.

Giáo sư Trần Quốc Vượng

Một phần của tài liệu Gián án Danh nhân đất Việt (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w