QUY TRÌNH VẬN HÀNH (OPERATING PROCEDURES):

Một phần của tài liệu giaotrinhvancongnghiepnguyenthanhson 130522073100 phpapp02 (Trang 37 - 42)

Các loại van công nghiệp thường được chế tạo để sử dụng trong nhiều năm mà không có trục trặc xảy ra. Quá trình đóng và mở van phải thực hiện một cách từ từ. Nếu thay đổi vị trí của van quá nhanh thì sẽ xẩy ra sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và áp suất trong đường ống.

Ví dụ như van điều chỉnh dòng chảy của hơi nước có nhiệt độ cao mà ta mở van đột ngột thì nhiệt độ ở đầu ra của ống sẽ tăng lên nhanh chóng dẫn tới sự giãn nở đột ngột

của đường ống và các ứng lực giãn nở ở mối nối giữa van và đường ống cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của các phần này. Giả sử như trường hợp dưới đây.

Khi đóng van nhanh chóng, dòng chảy trong đường ống bất thình lình bị chặn lại, áp suất tăng lên đột ngột, nếu như áp suất này đủ lớn nó sẽ gây hư hại cho van và ống dẫn. Hiện tượng này được gọi là sự va chạm thủy lực. Khi van bị tác động của áp suất cao thường rất khó mở.

Trong hình vẽ trên áp suất cao của vật chất sẽ đẩy cửa van về phía vòng làm kín B, làm cho khó khăn trong việc mở van vì lực ma sát tăng lên giữa hai phần này. Giả sử áp suất được cân bằng giữa hai cửa van.

Khi áp suất cân bằng thì có nghĩa là lực ma sát ở hai phía cũng được cân bằng do đó việc mở van được dễ dàng hơn. Nhiều van có thiết kế đường cân bằng để dễ dàng hơn trong việc mở van.

Một van nhỏ được lắp ở đường cân bằng để thực hiện quá trình cân bằng áp suất ở hai phía của van chính, làm cho quá trình vận hành van được thuận tiện và giảm lực ma sát giữa cửa van và các vòng làm kín. Khi van có thiết kế đường cân bằng ta phải mở van cân bằng đường áp suất trước khi mở van chính.

Trong một vài trường hợp nếu như van khó vận hành thì ta phải dùng tới choòng mở van. Các choòng này có nhiều loại và đủ kích cỡ khác nhau.

Loại choòng trên có hai đầu để gắn vào tay quay, còn loại kia chỉ có một đầu và gắn vào phần khung của tay quay. Tuy rằng có các thiết kế khác nhau nhưng các choòng van đều có chung một đặc tính là để tăng cường lực thuận tiện cho quá trình vận hành van. Ngoài ra còn có các hướng dẫn chung khi sử dụng các choòng van:

 Đầu tiên ta phải chọn đúng kích cỡ choòng van, đảm bảo rằng choòng van đã gắn chắc vào tay quay để tránh choòng van bị trượt ra ngoài trước khi tác dụng lực.

 Tiếp theo ta phải có được thế cân bằng khi tác dụng lực vào choòng van. Nếu không phân phối trọng lượng cơ thể một cách cân bằng có thể ta sẽ bị ngã khi van mở ra một cách quá nhanh.

 Sau đó ta phải đứng theo hướng kéo choòng van về phía bản thân chứ không đẩy nó ra phía ngoài, việc này tránh cho bản thân bị ngã khi mở van qúa nhanh và tránh ảnh hưởng tới những người xung quanh.

 Không được áp dụng lực quá lớn khi vận hành van bằng choòng van nếu không ta có thể làm gãy tay quay hoặc cần van ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới các vòng làm kín và cửa van.

Ở loại van có cần van chuyển động, bụi hay các vật chất khác có thể bám vào phần ren của cần van lộ ra ngoài làm cho khó khăn trong việc vận hành và mài mòn cần van. Do vậy phải giữ sạch và bôi trơn phần ren của cần van lộ ra ngoài. Trong một số loại van đòi hỏi phải bôi trơn ở cả phía trong.

Các van loại này thường có lỗ nạp dầu hoặc mỡ bôi trơn. Đối với các van nút chất bôi trơn còn có tác dụng như một màng làm kín giữa cửa van và thân van. Những loại van này đòi hỏi phải bôi trơn thường xuyên. Một số loại van cần phải có loại dầu mỡ bôi trơn riêng biệt.

Tất cả các van thiết kế có cần van đều có khoang làm kín, vật liệu bịt kín được nhồi đầy trong khoang này. Mỗi khoang làm kín đều có vật liệu bịt kín theo kích cỡ riêng của nó.

Vật liệu bịt kín được lắp đặt theo dạng hình tròn bao quanh cần van. Vật liệu bịt kín được nén lại bởi nắp của khoang làm kín. Mục đích của việc sử dụng vật liệu làm kín là để ngăn ngừa rò rỉ quanh cần van. Sự rò rỉ được điều chỉnh bằng việc siết chặt nắp khoang làm kín để tăng độ nén trên vật liệu bịt kín. Nếu như sự rò rỉ vẫn xẩy ra thì ta phải tiến hành thay vật liệu bịt kín.

Ngoài ra van còn có thể bị rò rỉ ở những vị trí khác trong khi vận hành như: Rò rỉ giữa mối nối của thân van và nắp trên của van, rò ở mối nối giữa thân van và đường ống. Thông thuờng những rò rỉ nảy được bằng việc siết chặt các bu lông nếu là mối nối bằng mặt bích. Nếu vẫn tiếp tục bị rò rỉ thì ta phải tiến hành thay gioăng đệm hoặc kiểm tra

lại mặt bích.

Một phần của tài liệu giaotrinhvancongnghiepnguyenthanhson 130522073100 phpapp02 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)