1. Ổn định lớp học
Lớp 11B5 11B6 11B7 11B8
Vắng Phép
2. Nội dung bài học a) Nội dụng kiến thức
• Khái niệm kiểu dữ liệu bản ghi
Trình bày khái niệm kiểu bản ghi? Các trường trong dữ liệu kiểu bản ghi là gì?
• Cách xác định kiểu dữ liệu kiểu bản ghi
Trình bày 5 quy tắc để xác định kiểu dữ liệu kiểu bản ghi?
• Khai báo biến kiểu dữ liệu kiểu bản ghi
Khi khai báo kiểu dữ liệu kiểu bản ghi cần định nghĩa cái gì trước ? rồi sau đó khai báo biến kiểu bản ghi?
Khi khai báo biến có nhiều bản ghi thì chúng ta sử dụng cách khai báo như thế nào?
• Tham chiếu đến các trường của kiểu dữ liệu bản ghi
Cách tham chiếu đến các trường kiểu bản ghi như thế nào?
• Gán giá trị cho biến kiểu bản ghi
Có mấy cách để gán giá trị cho biến có kiểu dữ liệu là kiểu bản ghi? b) Bài tập
Bài tập 1: Để quản lí việc thi tuyển đầu vào lớp 10 của một trường trung học phổ thông. Danh sách n học sinh gồm các thông tin sau : họ tên, địa chỉ, ngày sinh, điểm môn1, điểm môn2, điểm môn 3. Hãy sử dụng kiểu dữ liệu kiểu bản ghi để khai báo danh sách học sinh trên. Giáo viên hướng dẫn: xác định các thuộc tính để khai báo các trường?
Kiểu dữ liệu của các trường?
Biến kiểu bản ghi gồm nhiều học sinh thì khai báo kiểu dữ liệu gì? Khai báo kiểu bản ghi như sau:
Type danhsach=record
Hoten, nsinh, diachi, ketqua:string; Diem1, diem2, diem3:real;
End;
Var n,i: word;
Hocsinh: array [1..500] of danhsach;
Bài tập 2: với cách khai báo như bài tập 1 các em hãy nhập vào các thông tin cho từng học sinh như sau: họ tên , ngày sinh, địa chỉ, điểm môn1, điểm môn 2 và điểm môn 3. Sau đó đưa ra danh sách học sinh đậu biết rằng nếu tổng điểm 3 môn lớn hơn hoặc bằng 10 thì đậu.
Hướng dẫn: sử dụng vòng for để duyệt từ học sinh đầu tiên đến học sinh cuối cùng gọi đến thủ tục readln(hocsinh[1].tên trường) để nhập dữ liệu cho từng học sinh.
Đoạn chương trình:
Write( ‘ nhap so hoc sinh la’); readln(n); For i:=1 to n do
Begin
Write(‘nhap thong tin hoc sinh thu ’,i); Readln(hocsinh[i].hoten); Readln(hocsinh[i].nsinh); Readln(hocsinh[i].diachi); Readln(hocsinh[i].diem1); Readln(hocsinh[i].diem2); Readln(hocsinh[i].diem3); End;
Duyệt học sinh đầu tiên cho đến học sinh cuối cùng. Dùng if – then để kiểm tra nếu tổng 3 môn >= 10 thì in ra danh sách học sinh đậu.
V. Củng cố và dặn dò
Củng cố: cách khai báo kiểu dữ liệu bản ghi?
Truy xuất đến các trường của kiểu dữ liệu kiểu bản ghi? Xác định kiểu dữ liệu kiểu bản ghi như thế nào?
Dặn dò: các em về nhà làm bài tập trong sách bài tập và ôn các kiểu dữ liệu có cấu trúc đã học để tiết sau chúng ta ôn tập
Tiết 34 Ngày soạn 10/01/2009
Bài tập
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Ôn lại những kiến thức cơ bản của chương IV.
- Kiểu mảng: khai báo, truy xuất đến các phần tử của biến mảng.
- Kiểu xâu: khai báo, các thao tác xử lý trên xâu. Hàm và thủ tục sử dụng trên xâu. - Kiểu bản ghi: khai báo, truy xuất đến các trường của kiểu bản ghi.
2. kĩ năng: vận dụng các kiểu dữ liệu có cấu trúc vào làm bài tập. Rèn luyện kĩ năng tư duy thuật toán trong lập trình.
3. Thái độ : nghiêm túc, hứng thú với môn học.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
• Phượng tiện dạy học: bảng đen.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
• Giáo viên: giáo án, phấn, sổ điểm.
• Học sinh: sgk, bút vở.