CHỈ BẠCH QUA THANH, HỢP HIỀN THỤC

Một phần của tài liệu Nhân tướng phú (Trang 111 - 112)

Mặt trắng như mỡ, hoặc xanh như dưa, chính là mặt của bậc tuấn kiệt, hiền lương.

Sắc mặt của người ta, nếu được trắng như mỡ, hoặc giả xanh như dưa, đều là khuôn mặt của kẻ sĩ hiền lương, có thể làm quan trong triều đình.

267 – NHƯỢC TƯỚNG GIẢ TINH NGHIÊN KỲ THUẬT,NHI DIỆU NGỘ VU THẦN, AN ĐÀO HỌA PHÚC NHI DIỆU NGỘ VU THẦN, AN ĐÀO HỌA PHÚC

Nếu như có nhà xem tướng tinh thông nghề nghiệp, lĩnh hội được thuật tướng từ trong tâm hồn, thì điều họa phúc không thể nào trốn khỏi con mắt của họ cho được

An đào họa phúc, có bản viết là tín vô sở đào kỳ họa phúc, đều có nghĩa chung là nếu nhà tướng thuật chịu nghiên cứu kỹ sách này để có thể nắm được những ảo diệu của tướng thuật, thì những họa phúc của người đời không thể nào qua mắt được họ vậy.

Sách Ca viết: Đáng thương thay người đời không biết nguyên do, coi thường dung mạo, hình dáng của người ta mà trong đời thực, người chân chính phải có hình chân chính, thì mới mong đại phú đại quý. Cũng như vật, một con người hình không ra sao, thì hành chỉ có thất thiệt. Thần tinh đã trì trệ, thì đến gì cũng không thể khai tâm. Khí trệ thì ăn nói cũng không nên. Sắc trệ thì khuôn mặt cũng ủ rũ. Hình, thần khí, sắc đều không có lỗi lầm, thì tưởng sự, hành sự tất thành công.

Sắc thì ở bên ngoài hình, khí thì trong huyết mạch, nếu phá tán thì ưu lo sẽ tới. Gân mạch mà tụ thì vui sướng sẽ giáng. Cát hung được thể hiện ở các bộ vị đều có những bí quyết riêng.

Lại nói: Muốn tìm hiểu tới cùng sự cát hung quý tiện của con người, trừ việc đọc hết sách của các nhà tướng thuật, còn cần phải nghe giọng nói, xem hình dáng quan sát sắc diện, sắc thân thể. Thần cũng phải phân biệt co nội, thần, âm thần, nhãn thần. Cứ thế mà tổng hợp tất cả những quan sát, thì họa phúc, quý tiện cứ thế mà hiện rõ.

Lại nói thêm: Khi đã trầm mê thì khó mà giác ngộ. Họa hoạn đều do những mê đắm đem tới, do những kiêu sa dâm dật mà dẫn về.

Lão tử nói; Thiên chi đạo, lợi nhi bất hại, Thánh nhân thân chi đạo, vi nhi bất tranh. Đạo của trời, lợi mà không hại. Đạo của bậc thánh nhân, làm mà không tranh. Lời nói này, chính là nói về những điều trên đây vậy.

Một phần của tài liệu Nhân tướng phú (Trang 111 - 112)