Ống phĩng tia điện tử (CRT: Cathode Ray Tube)

Một phần của tài liệu giáo trình đo điện - điện tử (Trang 28 - 30)

Tim đèn dùng để đốt nĩng catot của CRT, điện thế đốt tim đèn là 6.3VAC.

Lưới điều khiển: Cĩ dạng cái ly bằng Nikel, cĩ 1 lỗ để cho chùm điện tử đi qua, lưới điện tử sẽ bao quanh catot. Điện thế phân cực giữa catot và lưới sẽ tạo ra điện trường điều khiển số điện tử được phép ra khỏi lưới. Khi VGK (điện thế giữa lưới và catot) càng âm thì số điện tử thốt ra khỏi lưới càng ít nhưng nếu VGK đạt đến trạng thái ngưng dẫn thì chùm tia điện tử khơng thốt ra khỏi lưới.

Bản cực gia tốc A1: làm tăng gia tốc cho chùm tia điện tử, bản cực này cĩ dạng hình trụ, một đầu hở hướng chùm tia điện tử đi vào, một đầu kín chỉ chứa một lỗ nhỏ tại tâm cho chùm tia điện tử tập trung lại đi qua.

Lăng kính A2, A3: phối hợp với bản cực A1 tạo thành hệ thống thấu kính điện tử. Do sự phân cực điện áp khác nhau giữa A1, A2 và A2, A3 hình thành lực tĩnh điện tác động vào các đường đẳng thế, các sự phân áp này thay đổi làm các đường đẳng thế thay đổi sẽ tạo ra độ hội tụ của chùm tia điện tử thay đổi.

Bản lệch dọc và bản lệch ngang: khi chùm tia điện tử đi qua bản lệch dọc hoặc lệch ngang, thì điện trường giữa hai bản này sẽ lái chùm tia điện tử lệch theo chiều dọc và chiều ngang bằng lực tĩnh điện (lưu ý điều này khác với sự lệch chùm tia điện tử của đèn hình trong tivi bằng lực điện từ, nghĩa là cuộn dây lệch thay cho bản cực lệch). Độ lệch của chùm tia điện tử theo chiều dọc hoặc ngang phụ thuộc vào điện áp giữa 2 bản cực.

Giữa hai bản cực lệch dọc và lệch ngang của dao động ký cĩ một bản chắn nối mass để ngăn cách ảnh hưởng điện trường của hai bản lệch dọc và lệch ngang lẫn nhau.

Màn hình huỳnh quang: mặt trong của màn ảnh ống CRT được phủ một lớp phát quang, tuỳ theo vật liệu của lớp phát quang này mà tia sáng phát ra khi chùm tia điện tử đập vào màn hình huỳnh quang sẽ cĩ màu khác nhau. Chẳng hạn: Zn2SiO4 và Mn cho màu xanh lá, muối Sulfuric cadnium cho màu vàng.

Lớp than chì xung quanh ống cạnh màn hình thu nhận các điện tử phát xạ thứ cấp (các điện tử đập vào màn ảnh dội trở lại) do đĩ điện thế âm khơng tích tụ lại trên màn hình.

Điện áp phân cực cho Anot cĩ trị số rất lớn khoảng KV nhằm tăng tốc cho chùm tia điện tử đập mạnh vào màn hình huỳnh quang.

Các vịng điện trở hình xốy ốc bên ngồi được nối mass sẽ làm cho các điện tích tụ, do điện trường lớn giữa Catot và anod bị trung hồ điện tích.

Các điện trở điều chỉnh R1 để điều chỉnh độ sáng, R2 để điều chỉnh tiêu cự của điểm sáng. Điện áp trên A lớn gấp 4÷6 lần trên A .

Nguồn cung cấp tạo ra điện áp một chiều Anod khoảng vài KV cho lưới, catot, cực gia tốc và tất cả điện thế DC cho các mạch điện trong dao động ký.

Ống phĩng tia điện tử là một bĩng thủy tinh bên trong được hút chân khơng. Các chùm electron từ Catot (K) bay về huớng các Anot (A1, A2, A3) sẽ làm tăng tốc độ của chùm tia và hướng về mặt trong của màn hình đã được phủ chất huỳnh quang. Chùm electron va chạm vào đĩ sẽ phát sáng và người quan sát sẽ nhìn thấy một điểm sáng. Điện cực điều khiển G cĩ điện thế âm so với K làm cho chùm tia hội tụ.

Nếu đặt tín hiệu xoay chiều vào hai bản cực Y thì chùm electron chuyển động lên xuống và sẽ nhìn thấy trên màn hình đường thẳng đứng.

Nếu đặt tín hiệu xoay chiều vào hai bản cực X thì chùm electron chuyển động qua bên trái phải và sẽ nhìn thấy trên màn hình đường nằm ngang.

Nếu cùng lúc đặt tín hiệu xoay chiều vào X, Y thì sẽ thấy trên màn hình đường cong khép kín. Hình dáng của đường cong phụ thuộc vào độ lệch pha và tỉ số tần số giữa hai tín hiệu.

Điện áp cần đo được đưa vào bản cực Y, cịn bản cực X được đưa tín hiệu quét tùy thuộc vào mục đích của phép đo.

Một phần của tài liệu giáo trình đo điện - điện tử (Trang 28 - 30)