Nhận xét chung về mô hình Z

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre ABT (Trang 34 - 37)

Z SCORE MODEL

3.3 Nhận xét chung về mô hình Z

Qua các chỉ số trên ta rút ra các kết luận sau:

- Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đều gặp rủi ro trong kinh doanh và có khả năng rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản. Do đó, khi quyết định tín dụng với doanh nghiệp này, ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng thực trạng tài chính và khả năng phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thủy sản là một ngành xuất khẩu quan trọng của nước

ta, các ngân hàng có thể xem xét cho vay với chính sách tín dụng ưu đãi nhằm tạo động lực cho ngành phát triển.

- Chỉ tiêu Z phụ thuộc chủ yếu vào tổng tài sản. Do đó,doanh nghiệp cần quản lý tốt tài sản và sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Các doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản cần phải phân loại và tài sản và thanh lý tài sản không hoạt động. Khi đó doanh nghiệp sẽ chuyển hóa tài sản cố định thành tài sản ngắn hạn làm cho X1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là X2 và X3 sẽ tăng theo làm Z tăng, giảm nguy cơ phá sản.

- Chỉ tiêu X4 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá

sản đều có giá trị nhỏ hơn 1. Do đó, doanh nghiệp cần gia tăng vốn chủ sở hữu nhằm giảm thiểu khả năng phá sản. Trong một giai đoạn nào đó, doanh nghiệp có thể thương lượng giảm cổ tức chia cho Cổ đông giúp tăng lợi nhuận giữ lại và làm vốn chủ sở hữu săng tăng lên. Khi đó X3 sẽ tăng theo và làm cho Z tăng, tức là giảm thiểu được khả năng phá sản. Đồng thời, doanh nghiệp nên hạn chế việc vay nợ, thay vào đó có thể phát

hành thêm cổ phiếu, tăng thị giá cổ phiếu khi có cơ hội. Thực hiện giải

pháp này sẽ làm cho X4 tăng lên và dẫn đến Z tăng, tức là khả năng phá sản của doanh nghiệp sẽ giảm.

- Chỉ tiêu X2, X3 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá sản đều rất thấp thậm chí bị âm. Để tăng X2, X3 doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chi phí của việc tăng doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm, khi đó X5 có tăng cũng không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số X1, X2, X3.

- Khả năng thanh khỏan: Xét trên kía cạnh tính toán X1 và các chỉ số khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện thời, có thể kết luận rằng Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre đang có tình hình thanh khoản tốt.

- Khả năng hoạt động: Chỉ số X5 và các tỷ số hoạt động đã tính toán ở phần trên cũng cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang khá tốt. Công ty sử dụng hiệu quả các nguồn lực như tài sản cố định, vốn lưu động thường xuyên. Tuy nhiên, trong các tỷ số hoạt động thì vòng quay khoản phải thu và chu kỳ vốn lưu động đang ở mức cao, điều này đã hạn chế khả năng quay vòng vốn của công ty nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt.

- Khả năng trả nợ: X2, X3, X4 và các tỷ số nợ của công ty đều ở mức tốt. Các khoản nợ của công ty có tăng trong năm 2011 nhưng chủ yếu là nợ ngắn hạn để luân chuyển vốn và công ty đang thu hồi được các khoản nợ của khách hàng nên công ty vẫn giũ được khả năng trả nợ cao. Hơn nữa, công ty luôn làm ăn có lãi nên có đủ nguồn tiền để trả nợ. Ngoài ra, tài sản của công ty có tính lỏng cao, vốn lưu động thường xuyên khá nhiều và ổn định qua các năm vì thế nếu cho doanh nghiệp vay, ngân hàng có thể yên tâm về khả năng trả nợ.

- Ngân hàng có thể nhận thấy rõ khả năng tự chủ tài chính của Thủy sản Bến Tre cũng như khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp. Vì thế, ngân hàng có thể cấp tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp và xem xét cấp tín dụng dài hạn để doanh nghiệp đầu tư thêm về tài sản cố định nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Qua kết quả thẩm định, căn cứ vào chỉ số Z và các nhóm chỉ số tài chính cơ bản, các ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp. Như vậy, mô hình điểm số Z và phân tích chỉ số tài chính có thể coi là hai công cụ hỗ trợ chủ chốt cho các nhà quản trị ngân hàng có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng.

Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần xét đến các ngành nghề kinh doanh để ra quyết định đúng đắn. Trước những nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp mũi nhọn, các ngân hàng cần quán triệt các Nghị quyết của Chính phủ, cũng như các chính sách dành cho các ngành sản xuất trong nước. Không chỉ đặt lợi nhuận lên trên hết, Ngân hàng cần chung sức cùng doanh nghiệp phát triển bền vững, có như vậy, Ngân hàng có thể thu được lợi, giảm rủi ro, các doanh nghiệp sản xuất ổn định và có lợi nhuận dương liên tục.

Tóm lại, để hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng và cho cả các doanh nghiệp chế biến Thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp nên quan tâm đến chỉ số Z trong việc quyết định đi vay nợ, còn các ngân hàng sử dụng để ra quyết định cấp tín dụng. Đồng thời cần phải thực hiện đồng bộ các đề xuất để gia tăng chỉ số Z, tức là giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp; hạn chế rủi ro tín dụng trong việc cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre ABT (Trang 34 - 37)