0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm kinh phí điều

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 27 -40 )

chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm; tổ chức hướng dẫn các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả đối với các đối tượng kịp thời, đúng quy định tại Nghị định này.

Điều 9:

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Các quy định tại Nghị định này đươcj thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2006

Điều 10:

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

D.Phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở thông tin thu thập được Thành tựu:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Nếu như trước thời kỳ đổi mới 1976 – 1985 , tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ở nước ta chỉ đạt khoảng 2%, thì sau khi đổi mới tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm được ghi nhận là 4,5% trong giai đoạn 1986 – 1990, 8,4% trong giai đoạn 1991 – 1997 và vẫn đạt tới 6,6% trong giai đoạn 1998 – 2004 cho dù nền kinh tế phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tê

Cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực ,với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba nghành ( nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã tăng lên tương ứng. Điều đó cho thấy trình độ phát triển của nền kinh tế đã từng bước được nâng lên. Tổng cộng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ năm 2004 đạt tới 78,24% và tiếp tục đang trong xu hướng tăng lên, cho thấy nền kinh tế nước ta đang tiến triển trên con đường công nghiệp hoá

Tỷ trọng các ngành trong GDP (%) Các ngành/ năm 1986 1990 1995 2000 2004 Nông – lâm – ngư nghiệp 38,06 38,74 27,18 24,30 21,76 Công nghiệp – xây dựng 28,88 22,67 28,76 36,61 40,09 Dịch vụ 33,06 38,59 44,06 39,09 38,15 Nguồn: Tổng cục thống kê Mức độ mở cửa nền kinh tế

Trong hai thập kỷ qua , quá trình hội nhập kinh tế quốc dân của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng cao và ổn định, nguồn vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP những năm gần đây đã đạt trên dưới 50% , tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP đạt gần 14%. Tỷ lệ tổng xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP tăng nhanh, đã vượt mốc 100% vào năm 2002 và đạt tới gần 130% vào năm 2004, cho thấy độ mở cửa của nền kinh tế đạt mức cao và đang tiếp tục gia tăng.

Thu nhập quốc dân và giảm đói nghèo

Thành tựu tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã góp phần làm tỷ lệ tăng GDP đầu người đạt 5,8% / năm trong giai đoạn 1990 – 2004, từ 114 USD năm 1990 lên 397 USD năm 2000 và 545 USD năm 2004. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 ( theo chuẩn quốc tế ), có nghĩa là Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn kế hoạch toàn cầu “ giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà Liên hiệp quốc đề ra.

Đây là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Lợi ích tăng trưởng kinh tế được phân phối ngày càng rộng khắp , thể hiện ở chỗ tỷ lệ nghèo của tất cả các vùng và các bộ phận dân cư giảm xuống đều

Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống, góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khó.

Tạo việc làm:

Nền kinh tế tăng trưởng tốt có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự bùng phát của khu kinh tế vực tư nhân, nhất là trong những năm gần đây, đã tạo ra nhiều việc làm mớ. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động có sự chuyển biến rõ rệt , thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động làm công ăn lươmg và tỷ lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp của chính mình gia tăng, trong khi tỷ lệ lao động trên ruộng đất của chính mình giảm xuống. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực tư nhân năm 2002 tăng lên đáng kể so với năm 1998, và từ năm 2002 đến 2005 càng tăng nhiều

Bảng việc làm chính của người từ 15 tuổi trở lên (%)

1998 2002

Việc làm chính (%)

a.Việc làm được trả lương

b.Làm việc trên ruộng của chính mình c.Làm việc trong DN của hộ gia đình

100 19 64 18 100 30 47 23

Việc làm được trả lương (%)

a.Khu vực Nhà nước b.Khu vực tư nhân

100 42 58 100 31 69

Nguồn: Số liệu diều tra mức sống dân cư (1998) và điều tra mức sống hộ gia đình (2002)

Nhờ những thành tựu về giải quyết việc làm, nên tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 6,01% năm 2002 xuống còn 5,60 % năm 2004, tỉ lệ thời gian lao động ở lông thôn tăng từ 75,5 % lên 79,34 % cũng trong khoảng thời gian ấy

Giáo dục y tế và an sinh xã hội

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, trong các lĩnh vực xã hội, trong các năm qua đã diễn ra xu thế xã hội hoá với sự tham gia của nhiều chủ thể sở hữu khác nhau. Tuy vậy, nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho các lĩnh vực này khi tiếp tục duy trì mức ngân sách chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội chiếm khoảng 30 % tổng chi tiêu của chính phủ. Sự quan tâm này càng được thể hiện rõ nét khi xét đến bối cảnh ngân sách nhà nước thường xuyên phải chịu sức ép chi tiêu cho phát triển kinh tế trong thời kì đẩy mạnh CNH- HĐH.

Phát triển con người

Những tiến triển khả quan về thu nhập, giáo dục và chăm sóc y tế đã tác động trực tiếp đến sự phát triển con người. Chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng từ 0,539 năm 1995 (xếp hạng 120/174 nước) lên 0,691 năm 2004 (112/ 117)

Một điểm đáng lưu ý: Thứ bậc phát triển con người của Việt Nam luôn luôn cao hơn thứ bậc phát triển kinh tế, chứng tỏ sự phát triển kinh tế của Việt Nam có xu hướng phục vụ con người và bảo đảm công bằng xã hội. Nhận định này càng được khẳng định khi quan sát tỷ lệ người sống dưới mức nghẻo khổ của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với những nước có mức GDP / đầu người cao hơn vượt trội.

Bảng: Thứ hạng HDI và thứ hạng GDP/ đầu người của một số nước, báo cáo năm 2004

Quốc gia HDI

Xếp hạng HDI GDP/đầu người 2002 (USD- PPP) xếp hạng GDP/đầu người Na uy 0,956 1 36.000 2 Thụy Điển 0,946 2 26.050 21 Singapore 0,902 25 24.040 30 Brunay 0,867 33 19.120 38 Malâsya 0,793 59 9.120 57 Thái Lan 0,768 76 7.010 67 Philippin 0,753 83 4.170 105 Trung Quốc 0,745 94 4.580 99 Inđonesia 0,692 111 3.230 113 Việt Nam 0,691 112 2.300 124 Ấn Độ 0,595 127 2.670 117 Campuchia 0,568 130 2.060 131 Myanma 0,551 132 1.027 158 Lào 0,534 135 1.720 137 Zimbabwe 0,491 147 2.400 - Ni-giê 0,292 176 800 168 Xiêralêôn 0,273 177 520 176

Nguồn:Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP).

Khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua đánh dấu những nỗ lực của nước ta trong việc bảo vệ môi trường, thể hiện ở việc ban hành và thực thicác thể chế, chính sách và tham gia các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường sinh thái.

Đổi mới hệ thống chính trị và mở rộng tự do, dân chủ

Song hành với đổi mới về kinh tế và xã hội, đổi mới trong lĩnh vực chính trị của nước tảtong 20 năm qua cũng đạt được những chuyển biến tích cực. Chế độ tập trung quan liêu, với phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh đang được chuyển sang dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bước đầu thực hiện trách nhiệm giải trình và tính công khai minh bạch trong các hoạt động của Nhà nước, cải cách nền lập pháp, nền tư pháp trong đó trung tâm là cacỉ cách hành chính, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhân dân gắn liền với đề cao luật pháp, kỷ cương xã hội. Đổi mới trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với phát triển kinh tế. Nó góp phần hình thành một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với các quá trình tự do, dân chủ hoá ngày được đẩy mạnh, tăng cường sự ổn định và đồng thuận xã hội. Điều đó cùng với việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân đã góp phần sản sinh ra những nhân tố mới, động lực mới thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Đổi mới hệ thống chính trị và mở rộng tự do dân chủ

Song hành với đổi mới kinh tế và xã hội, đổi mới trong lĩnh vực chính trị của nước ta trong 20 năm qua cũng đạt được những chuyển biến tích cực. Chế độ tập trung quan liêu, với phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh đang được chuyển sang dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bước đầu thực hiện trấch nhiệm giải trình và tính công khai minh bạch trong các hoạt động của Nhà nước, cải cách nền lập pháp, nền hành pháp,

nền tư pháp trong đó trung tâm là cải cách hành chính, tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhân dân gắn liền với đề cao luật pháp, kỷ cương xã hội. Đổi mới trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cảc đối với phát triển kinh tế. Nó góp phần hình thành một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với các quá trình tự do, dân chủ, văn minh với các quá trình tự do, dân chủ hoá ngày càng được đẩy mạnh, tăng cường sự đẩy mạnh và đồng thuận xã hội. Điều đó cùng với việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thầncủa nhân dân đã góp phần làm sản sinh ra những nhân tố mới, động lực mới thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Phát triển văn hoá:

Thực hiện đường lối phát triển nền văn hoá tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, những năm qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển văn hoá. Nền văn hoá dân tộc thống nhất trong đa dạng ngày càng phát triển, với sự bừng nở văn hoá của 54 dân tộc trong một quốc gia thống nhất. Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn, đồng thời những tinh hoa văn hoá của nhân loại đựoc tiếp thu một cách có chọn lọc. Việc tiếp nhận, hưởng thụ văn hoá của người dân qua nhiều kênh khác nhau được cải thiện rõ rệt. Nhiều công trình văn hoá đựoc các ngành, các cấp quan tâm đầu tư giữ gìn, tôn tạo, các di sản văn hoá phi vật thể được bảo tồn và phát huy. Những hoạt động giao lưu văn hoá trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác văn hoá với hơn 50 nước ở tất cả các châu lục, với 45 hiệp định, chương trình hợp tác đã kí kết. Đặc biệt, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hoá đã phát triển rộng khắp, góp phần khơi dậy ý thức tự giác, nhập thân văn hoá của mỗi người. Những thành tựu nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời đóng góp cho sự phát triển quan trọng của đất nước.

• Chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chưa thực sự

ổn định và tương xứng với tiềm năng. Sự chưa ổn định thể hiện ở chỗ tốc độ tăng trưởng GDP diễn biến trồi, sụt theo thời gian. Có thể nhận thấy rõ tính chất trồi, sụt này: năm 1986 tốc đọ tăng trưởng đạt 6,5% sau đó giảm xuống còn 3,4% năm 1987, rồi tăng lên 4,6% năm 1988, rồi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua còn 2,7% năm 1989. Tiếp đó, tốc độ tăng trưởng tăng liên tiếp trong ba năm đạt 8,6% năm 1992, sau đó giảm xuống còn 8,1% năm 1993, rồi tiếp tục tăng đạt mức đỉnh điểm 9,5% năm 1995. Kể từ mức đỉnh điểm này, tốc độ tăng trưởng giảm liên tiếp trong vòng bốn năm xuống chỉ còn 4,8% năm 1999, sau đó mới có xu hướng tăng trở lại và đạt 7,7% năm 2004. Tốc đọ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng dược nhìn nhận từ khía cạnh Việt nam là một nước nhỏ, đang trong giai đoạn đầu phát triển, có nhiều tiềm năng đạt được tốc độ tăng trưởng cao để có thể rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Động thái tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Tốc độ tăng trưởng như vậy là thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực vào giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hoá, hoặc khôi phục kinh tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã từng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân một năm trên dưới 10% trong vòng 1-2 thập kỷ. Trung Quốc là một nền kinh tế chuyển đổi giống Việt Nam, có tới hơn 1,3 tỷ dân và nông dân chiếm tới gần 70% dân số, nhưng nước này đã duy trì mắc tăng trưởng bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 9% trong suốt 2 thập kỷ 1980 và 1990.

Thứ hai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thể hiện rõ nét ở chỗ kém năng động của khu vực dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP trồi, sụt theo từng năm và chưa thể hiện một xu thế chuyển dịch rõ ràng hướng tới một cơ cấu hiện đại và có hiệu quả. Tỷ trọng các loại dịch

vụ cao cấp và có chất lượng cao cũng còn rất thấp. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư. Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, lao động chưa có việc làm còn lớn, đang bị “tắc nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong khi đó, cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư của nhà nước thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hạn và tình trạng đầu tư tràn lan ở cả cấp trung ương và càc cấp địa phương.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. Điều này thể hiện ở chỗ tăng trưởng những năm qua chủ yếu dựa vào những ngành, sản phẩm truyền thống, hao phí vật tư cao, chưa đi mạnh vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao. Phân tích sự đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP sẽ cho thấy rõ thực tế này

Bảng: Tỷ trọng đóng góp nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng

GDP, 1993-2002 (%) Các yếu tố 1993 1997 Vốn 69 57,5 Lao động 16 20 TFP 15 22,5 Tổng số 100 100

Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003-2004, Thời báo kinh tế Việt nam

Thứ tư,hiệu quả kinh tế thấp thể hiện ở chỗ sử dụng lãng phí các nguồn lực và năng suất lao động xã hôi thấp. Nguồn nhân lực được

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 27 -40 )

×