1. Kết quả phân tích ổn định theo phần tử hữu hạn bằng chương trình tính nền đắp gia cường hnh_ress V1.00 cho các trường hợp nền đường đắp cao gia cường VĐKT có các chiều cao đắp khác nhau, hệ số mái dốc khác nhau, đắp trên nền đất tốt cũng như đắp trên đất yếu cho kết quả mặt trượt nguy hiểm là các mặt có dạng hình ellipse. Tâm của cung trượt ellipse được xác định ở vị trí có cùng cao độ với mặt của nền đường đắp. Chương trình tính thiết lập thuật toán để vẽ đường biến dạng đi qua các điểm có biến dạng trượt lớn nhất trong nền đắp (Display > Slip Suface Stresses), sau đó dùng phương pháp xấp xỉ mặt trượt để kiểm tra phương trình ellipse và đồng thời chỉ ra trong vô số mặt trượt tròn giả thiết có một mặt trượt tròn gần đúng. Trong trường hợp mặt trượt dạng cung tròn được xem là trường hợp đặc biệt của dạng ellipse.
Kết quả nghiên cứu này góp phần làm rõ thêm những nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước [57], [60] cho rằng mặt trượt không phải là mặt trượt tròn.
2. Xây dựng biểu thức tính toán lực căng Tmax (4.36) của các lớp VĐKT gia cường trong nền đắp theo mặt trượt dạng ellipse tìm được từ kết quả nghiên cứu, phân tích ổn định bằng phương pháp phần tử hữu hạn.
Giá trị biểu thức tính lực căng Tmax của các lớp VĐKT cũng đã được xây dựng trong chương trình tính. (Report > Geotextile Forces).
3. Kết quả phân tích trên chương trình tính, các ảnh hưởng đến an toàn ổn định nền đắp cao gia cường VĐKT bao gồm:
i. Ảnh hưởng của số lượng lớp và khoảng cách giữa các lớp VĐKT đến hệ số an toàn ổn định mái dốc nền đắp cao 6m, 8m, 10m, 12m. Bảng 4-4; Bảng 4-5; Bảng 4-9; Bảng 4-13.
ii. Xác định lực căng Tmax các lớp VĐKT trong nền đắp khi mái dốc bị phá hoại, nền đắp cao 8m, 10m, 12m. Bảng 4-6; Bảng 4-10; Bảng 4-14.
iii. Ảnh hưởng của hệ số mái dốc nền đắp (và hệ số mái dốc theo tiêu chuẩn TCVN 4054-05) đến hệ số an toàn ổn định nền đắp cao 8m, 10m, 12m. Bảng 4-7; Bảng 4-11; Bảng 4-15.
iv. Ảnh hưởng của cường độ VĐKT và số lớp VĐKT đến hệ số an toàn ổn định nền đắp cao 8m, 10m, 12m. Bảng 4-8; Bảng 4-12; Bảng 4-16; Bảng 4-17.
v. Ảnh hưởng của độ cứng VĐKT đến hệ số an toàn ổn định nền đắp cao 12m. Bảng 4-24; Bảng 4-25; Bảng 4-26; Bảng 4-27.
vi. Khi đắp nền đường bằng loại đất thông thường có tính chất cơ lý cho như bảng 4.1 hoặc tốt hơn và đắp theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054-05 có hệ số
mái dốc 1/1,75 đạt an toàn ổn định Fs > 1,2 nên không cần sử dụng VĐKT gia cường. VĐKT được dùng gia cường khi đắp những nền đất có hệ số mái dốc hơn hoặc đất yếu hơn.
vii. Xây dựng các biểu đồ quan hệ giữa cường độ của VĐKT và số lớp VĐKT sử dụng để tra cứu trong thiết kế sơ bộ nền đường đắp cao 8m, 10m,12m theo các hệ số mái dốc khác nhau. Hình 4-9; Hình 4-10; Hình 4-11.
4. Xây dựng biểu thức xác định độ cứng của VĐKT EAg (4.51) ảnh hưởng đến hệ số an toàn ổn định mái dốc nền đắp gia cường VĐKT. Vẽ các biểu đồ quan hệ của độ cứng VĐKT (EAg), cường độ (Tmax) và mô đun đàn hồi đất đắp (Es) đến an toàn ổn định (Fs = 1,2). Hình 4-28; Hình 4-29; Hình 4-30
5. So sánh khả năng đứt cốt và tuột cốt ảnh hưởng đến an toàn ổn định nền đắp gia cường VĐKT.
6. So sánh kết quả phân tích trên chương trình Plaxis và hnh_ress Bảng 4-28