Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG RAU NHÓM ĂN LÁ (Trang 75 - 80)

C. Sản phẩm thực hành của học viên

4. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất

a, Cày đất - Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to b, Làm đất nhỏ - Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, - Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, c, Lên luống - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20 cm + Mặt luống: 1- 1,2 cm + Rãnh: 35 – 40 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 cm + Mặt luống: 1 – 1,2 cm + Rãnh: 30 cm Mặt luống 1 – 1,2 m Độ cao 20 cm Rãnh(35 – 40 cm)

Hình 3.9: Kích thuốc luống trồng rau mồng tơi vụ mưa

b, San phẳng mặt luống

- Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt

c, Cuốc hố bón phân lót

- Khoảng cách hố

Bước 3.10: Cuốc hố bón phân lót

- Loại phân được dùng để bón lót

Bảng 1.1. Lượng phân bón lót cho cây mồng tơi

Lần bón Loại phân Lượng ( kg/1000 m2) Cách bón

Bón lót ( trước khi trồng 3 -7 ngày) - Phân chuồng ủ - NPK 200 – 300 50 Trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh Hình 3.11: Bón phân lót

Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được đểải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh

4.2. Mt độ, khong cách trng

Khoảng cách cây và hàng:

- Cây cách cây 20 cm – Hàng cách hàng 25 cm

4.3. Trng cây

a. Gieo trực tiếp trên luống:

Lượng hạt gieo cho 1000 m2 từ 2,5 – 3 kg Gieo hạt theo 2 hình thức

- Rạch hàng ( hàng cách hàng 25 cm) - Dùng que nhỏ chọc lỗđể bỏ hạt b, Trồng hạt bằng cây con

- Trồng cây con theo khoảng cách cây cách cây 20 cm - Sau khi trồng tưới nước đẫm

4.4. Phân bón:

4.4.1. Các loại phân dùng để bón cho rau mồng tơi

- Phân hữu cơ: phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà.. đã được ủ xử lý) - Phân hóa học:

+ Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 %

- Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại: - BioGro bón qua rễ:

+ Có khả năng thay thế ít nhất 50% phân đạm và lân hóa học + Làm cây khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh

+ Làm giảm lượng nitrat (chất gây ung thư) tồn tại trong rau + Cải tạo đất

- BioGro bón qua lá: được chiết rút từ sản phẩm do vi sinh vật tạo ra: + Có tác dụng nhanh hơn bón qua rễ ( 5 -7 ngày)

+ Có khả năng cung cấp vitamin, các chất kích thích sinh trưởng mà rễ

không hấp thụ

4.4.2. Lượng phân bón cho cây mồng tơi

Bảng 3.2. Lượng phân bón thúc cho cây mồng tơi

Lần bón Loại phân Lượng

( kg/36 m2)

Cách bón

Bón thúc lần 1 ( Cây có 2 – 3 lá thật)

Vi sinh qua lá 5 ml pha với 1,5 lít nước Pha phân vi sinh với nước, dùng bình phun đều trên mặt lá Bón thúc lần 2 ( Nếu cây sinh trưởng kém)

Phân đạm ure 0,05 kg Hòa với nước tưới vào gốc

Lưu ý: - Sau mỗi lần cắt cần bón thêm mỗi miếng khoảng 0,3 kg NPK - Sau khi thu hoạch được 3 lứa thì bón thêm 1 tải tro và 5 kg lân

- Chỉ thu hoạch sau khi tưới thúc 10 – 15 ngày

4.6. Qun lý dch hi

4.6.1. Quản lý cỏ dại

a, Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng b, Phương pháp diệt cỏ

- Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau: + Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng

+ Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển

4.6.2. Quản lý bệnh hại

Các loại bệnh hại mồng tơi quan trọng hơn sâu hại. Bệnh phổ biến đốm mắt cua ( đốm lá)

Triệu chứng

- Xuất hiện trên những lá già của mồng tơi.

- Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, xung quanh có những vùng màu vàng.

Điều kiện phát triển bệnh

- Nấm đốm vòng lan truyền thông qua hạt giống cây trồng và tàn dư cây trống. Thậm chí là các lá già khô, chết vẫn có thể chứa các bào tử nấm sống. - Các bào tử bệnh đốm vòng có thể dễ dàng lan truyền nhờ gió, bị bắn đi cùng nước mưa hoặc bám vào các nông cụ, máy móc, người, khi cây ướt.

- Mưa và thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho bào tử phát triển. Bệnh có thể

xuất hiện khi lá cây bịẩm quá 9 tiếng.

Biện pháp phòng trừ

- Dùng giống sạch bệnh, hạt giống được phơi sấy ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ, xử lý khô bằng hoá chất Granozan, Falizan 4g/kg hạt.

- Tồn trữ hạt ở T0 thấp, lạnh và ở nơi khô có H% < 65%.

- Xử lý hạt bằng nước nóng trước khi gieo ở T0 = 48 - 50 thời gian 20-25 phút.

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, tỉa bỏ lá già. Luân canh với cây lúa nước.

- Dùng thuốc hoá học: Dithan, Copperzin, Kasuran. - Xuất hiện trên những lá già của bắp cải.

- Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng

đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, có đường kính khoảng 1-2cm đôi khi xung quanh có những vùng màu vàng.

4.6.3. Sâu hại

Trên cây mồng tơi sâu gây hại ít chủ yếu là ở giai đoạn cây con Một số sâu gây hại: Sâu khoang, một số sâu ăn lá

Biện pháp trừ:

Khi sâu xuất hiện ít thì bắt bằng tay, chỉ khi nào thật nghiêm trọng mới dùng một số loại thuốc như: Match, Pegasus, Vitarco

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG RAU NHÓM ĂN LÁ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)