4.2.1. Mô hình cổ điển Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 Bình quân ngành
Tỷ lệ thanh toán hiện hành( Current ratio) 2.22 1.53 2.25 1.81 1.8 Tỷ lệ thanh toán nhanh ( Quick ratio) 1.95 1.44 1.83 1.45 1.02
Tỷ nợ trên tổng tài sản 0.63 0.56 0.24 0.26 0.53
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 6.83 5.95 4.18 2.18 5.3
Vòng quay các khoản phải thu 2.64 2.25 2.08 1.72 24.6 Kỳ thu tiền bình quân 138.39 162.22 175.35 211.741 57.1
Vòng quay tổng tài sản 0.49 0.36 0.38 0.29 0.4
Vòng quay tài sản cố định 0.96 0.88 0.71 0.51 1.3
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
Mức sinh lời trên doanh thu 0.14% 10.38% 29.92% 2.10% 26.24% Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0.16% 13.45% 12.46% 0.62% 22.32% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
0.41% 33.04% 18.81% 0.84% 11.52%
Từ kết quả của bảng ta có thể nhận thấy tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh đều có tăng qua 2009 – 2010 và đặc biệt là tới năm 2010 hai chỉ số này đều lớn hơn bình quân của ngành khá nhiều. Điều này chứng tỏ tính thanh khoản và lượng tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi của công ty khá chắc chắn và khả quan.
Tỷ lệ nợ của công ty nhìn chung là thấp và đặc biệt là trong 2 năm gần đây thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung, điều này chứng tỏ việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty là chưa được cao.
bình quân của công ty quá cao so với mức trung bình (57.1) điều đó lại càng chứng tỏ việc tồn đọng vốn của công ty đang diễn ra khá là nghiêm trọng.
Khả năng sinh lời của công ty nhìn chung là không ổn định, có năm thì quá thấp và cũng có năm cao hơn mức sinh lời trung bình. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính và sản xuất của công ty cũng không ổn định và đi kèm với nhiều rủi ro.
Chỉ tiêu ROA cho ta biết được tình hình sử dụng tài sản để sinh lời của công ty. Chỉ số này của Kinh Đô rất thấp chứng tỏ việc kinh doanh của công ty là không hiệu quả.
4.2.2. Mô hình điểm số Z
Năm 2008 2009 2010 2011 (6 tháng
đầu)
Z 1.75 2.18 2.07 1.15
Qua 3 năm tài chính (2008 – 2010) và cộng thêm 6 tháng đầu năm 2011 ta có thể nhận thấy tình hình tài chính của công ty Kinh Đô dao động rất thất thường theo
mô hình điểm số Z. Cụ thể là giá trị số Z tăng từ 2008 – 2009 và sau đó giảm nhẹ vào 2010 và tiếp tục giảm mạnh vào 6 tháng đầu năm 2011. Đồng thời tất cả các thời kỳ đều nhỏ hơn 2.88, riêng năm 2008 còn nhỏ hơn 1.81, điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh và tài chính của công ty đang trong tình trạng bị cảnh báo và đáng lo ngại về nguy cơ phá sản. Điều này đòi hỏi ban quản trị cần phải có những biện pháp kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro.
Nguyên nhân của những rủi ro phá sản này đến từ 2 nguyên nhân chính:
Thứ nhất: đó chính là sự cạnh tranh ngày một khốc liệt trong mặt hang bánh kẹo trên thị trường Việt Nam. Khi mà các đối thủ của Kinh Đô (như Hải Hà, Bibica…) đều đang ra sức giành giật thị trường tiêu dùng đã và đang trở lên bão hòa về các mặt hang nhu yếu phẩm.
Thứ hai: nguyên nhân này phụ thuộc vào một trong những yếu tố khó mà định lượng ở trên – đó chính là lòng tin của khách hàng. Khi mà vấn đề về an toàn thực phẩm còn đang nhức nhối thị trường hàng tiêu dung các mặt hàng sơ cấp thì các sản phẩm của Trung quốc vẫn tiếp tục tràn lan thị trường cộng them những thong tin về việc sản xuất thực phẩm (nhất là bánh kẹo) có sử dụng hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng sẽ e dè hơn trong những quyết định của mình.
Trong lịch sử phát trỉên kinh tế, ngân hàng xuất hiện như một bước tiến mới, dần dần đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dung, ngân hàng giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, kiên tục. Tuy nhiên, ngân hàng cũng luôn phải đối mặt với những rủi ro không nhỏ cùng với những khoản tín dụng cấp cho khách hàng nhất là bộ phận khách hàng doanh nghiệp. Để giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ cho công tác quyết định tín dụng, phân tích tín dụng là một bước rất quan trọng, nó giúp những người ra quyết định cấp tín dụng phân tích khả năng, tiềm năng sử dụng vốn của khách hàng. Chọn đối tượng là công ty cổ phần Kinh Đô, nhóm chúng em đã vận dụng những kiến thức về cách tiếp cận với phương pháp định lượng phân tích tín dụng bao gồm phương pháp cổ điển và phương pháp hiện đại-mô hình điểm sô Z nhằm hiểu hơn về tín dụng ngân hàng và phân tích tín dụng ngân hàng nói chung và tình hình tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô nói riêng.
Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
Danh mục tài liệu tham khảo
- “Tín dụng ngân hàng” - Học viện ngân hàng
- “Ngân hàng thương mại” của GS. TS. Nguyễn Văn Tiến – Học viện ngân hàng – Xuất bản lần thứ 3/ 2009
- “Phân tích báo cáo tài chính” của TS. Phan Đức Dũng – Nhà xuất bản thống kê 2009
- The Z – score Bankruptcy Model: “Past, Present, and Future” của Edward I. Altman, 1977.
- “The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture” của Edward I. Altman.
2. Báo cáo
- Báo cáo thường niên từ 2008 – 2011 của công ty sản xuất bánh kẹo Kinh Đô 3. Webs: - http://www.kinhdo.vn/Investors/2-north-kinh-do-corporation.html - http://docx.vn/tai-lieu/19082/Chi-so-Z-xep-hang-dinh-muc-tin- dung.tailieu - http://www.saga.vn/view.aspx?id=5493 4. Khác
- Thời báo kinh tế Việt Nam. - Tạp trí Ngân hàng.