3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
2.4.1. Tình hình nợ quá hạn
Trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, để tồn tại và phát triển các ngân hàng không những phải mở rộng hoạt động mà cần phải nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng nên củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa quyết định đến thành bại của mỗi ngân hàng.
Bảng 2.7: Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) 1.Tổng dƣ nợ hộ sản xuất 216,390 100 244,020 100 270,307 100 Nợ quá hạn 1,768 0,81 2,916 1,19 1,949 0,72 2. Dƣ nợ ngắn hạn 129,614 100 154,687 100 189,041 100 Nợ quá hạn 1,139 0,87 1,951 1,26 1,462 0,77 3. Dƣ nợ trung dài hạn 86,776 100 89,333 100 81,266 100 Nợ quá hạn 0,629 0,72 0,965 1,08 0,487 0,6
(Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn - Ninh Bình năm 2009 - 2011)
Nợ quá hạn là một khoản nợ mà người đi vay đến hạn phải trả cho NH cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng khách hàng không trả được cho khách hàng, nợ quá hạn có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của NH cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất năm 2009 – 2011(tỷ đồng)
0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1,768 2,916 1,949 Nợ quá hạn hộ sản xuất Nợ quá hạn hộ sản xuất
Qua bảng 2.7 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT Kim Sơn ở năm 2009 là 1,768 tỷ chiếm 0,81% dư nợ. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 1,139 tỷ chiếm 0,87% tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn cho vay trung dài hạn là 0,629 tỷ chiếm 0,72% tổng dư nợ cho vay trung dài hạn. Tuy trong năm 2009 còn tồn tại một số nợ quá hạn nhưng nó tập trung chủ yếu là nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn, điều đó thì không tránh khỏi được bởi cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay vốn lưu động sản xuất của hộ sản xuât nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thiên tai, giá cả... chính vì thế mà rủi ro là rất lớn. Với tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 là 0,81% điều này cũng có thể chấp nhận được.
Đến năm 2010 nợ quá hạn của ngân hàng đã tăng lên 2,916 tỷ chiếm 1,19% tổng dư nợ của ngân hàng tăng cả số tuyệt đối và số tương đối, tăng số tuyệt đối là so năm 2009 là 1,09 tỷ, tăng số tương đối là 61,65%. Trong đó nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 1,951 tỷ chiếm 1,26%, tăng số tuyệt đối so với năm 2009 là 0,912 tỷ, tăng số tương đối là 87,78%.
Đến năm 2011 nợ qúa hạn của ngân hàng đã giảm xuống còn 1,949 tỷ chiếm tỷ trọng 0,72%, giảm được 0,967 tỷ so với năm 2010. Nợ quá hạn giảm thể hiện NH đã có những biện pháp xử lý, ngăn ngừa hạn chế sự xuất hiện nợ quá hạn ở doanh nghiệp
Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian
Nợ quá hạn theo thời hạn vay là một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, bởi yếu tố này cho biết được khả năng thu hồi vốn của các khoản nợ quá hạn là cao hay thấp, là có thể thu hồi hay không thể thu hồi.
Bảng 2.8: Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(%) (%) (%) Từ 10 – 90 ngày 0,634 35,85 0,892 37,44 0,805 41,30 Từ 91 – 180 ngày 0,510 28,84 0,756 32,78 0,631 32,37 Từ 181 - 360 ngày 0,438 24,77 0,745 25,54 0,455 23,34 Lớn hơn 360 ngày 0,186 10,54 0,123 4,24 0,058 2,99 Tổng số 1,768 2,916 1,949
(Nguồn: NHNo & PTNT Kim Sơn– Ninh Bình năm 2097 - 2011).
Qua bảng 2.8 cho thấy năm 2009 nợ quá hạn của NHNo & PTNT Kim Sơn là 1,768 tỷ trong đó tập trung chủ yếu ở nợ quá hạn dưới 3 tháng, ở chỉ tiêu này là 0,634tỷ, chiếm tỷ trọng 35,85% trong tổng nợ quá hạn, nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng là 0,510 tỷ chiếm 28,84%, nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm là 0,438 tỷ chiếm 24,77%, nợ quá hạn trên 1 năm là 0,186 tỷ chiếm10,54%.
Đến năm 2010 nợ quá hạn là 2,916 tỷ trong đó tập trung nợ quá hạn dưới 3 tháng, nợ quá hạn dưới 3 tháng là 1,092 tỷ chiếm 37,44% tổng nợ quá hạn, tỷ trọng nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng cũng tăng nhỏ từ 28,84% ở năm 2009 lên 32,78% ở năm 2010, còn nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm cũng tăng nhỏ từ 24,77% ở năm 2009 lên 25,54% ở năm 2010. Còn nợ quá hạn trên 1 năm giảm xuống từ 0,186 tỷ ở năm 2009 xuống 0,123 tỷ ở năm 2010, nợ quá hạn trên 1 năm chỉ chiếm 4,24% tổng nợ quá hạn.
Đến năm 2011 nợ quá hạn của ngân hàng đã giảm xuống 1,949 tỷ, trong đó vẫn tập trung vào nợ quá hạn dưới 3 tháng, năm 2011 nợ quá hạn dưới 3 tháng chiếm 41,30%, còn nợ quá hạn từ 3 tháng đến 6 tháng chỉ chiếm 32,37%, nợ quá hạn 6 tháng đến 1 năm chiếm 23,34%, nợ quá hạn trên 1 năm chiếm 2,99%. Qua đó cho thấy được khả năng thu nợ quá hạn của NH khá tốt, NH đã có những chính sách hợp lý để thu hồi nợ quá hạn.