Ngân hàng
Ngân hàng thông qua hoạt động Marketing để đem sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng, giúp các khách hàng có thêm thông tin về Ngân hàng, về các dòng sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng đang cung cấp. Đối với từng đối tượng khách hàng phải áp dụng các hình thức Marrketing khác nhau, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của Ngân hàng. Hoạt động Marketting của Ngân hàng có thể tập trung vào những mặt sau:
- Trực tiếp tiếp cận khách hàng: Hoạt động này cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, và liên tục, ở mọi lúc, mọi mơi. Có thể đó là lúc Ngân hàng thực hiện giao dịch với khách hàng, trong các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng...Ngân hàng tranh thủ lấy ý kiến của khách hàng về những mong muốn của họ, về những khó khăn thực tế của khách hàng khi vay vốn từ Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đề ra những phương hướng đáp ứng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã cung cấp đồng thời nghiên cứu, triển khai những loại hình sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, các loại báo chí hay qua các mạng thông tin. Khi có một sản phẩm mới ra đời hoặc có sự thay đổi trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng cần thông báo rộng rãi ra công chúng để khách hàng có thể nắm rõ được các thông tin mới nhất về dịch vụ mà Ngân hàng đang cung cấp.
Đi đôi với công tác Marketting là việc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Công nghệ là phương tiện và chìa khóa nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý hệ thống. Công nghệ tốt với các trang thiết bị hiện đại giúp tăng nhanh tốc độ liên lạc trong nội bộ để vừa làm tăng tính kịp thời của thông tin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định chính xác, làm tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng.