- “Thơ Minh Huệ còn lại với chúng ta nhờ ở tâm hồn đằm thắm, chân tình đôn hậu của anh Chúng ta đòi hỏi nhiều ở tác giả nhưng tấm lòng say sưa, chất đậm đà của một vùng văn hoá in sâu trong mỗ
36. Nguyên Hồng (191 8 1982)
Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ
Sóng gầm sông Lấp mấy ai hay Cơn bão đến động rừng Yên thế Con hổ già uống rượu giả vờ say (Xuân Sách) * Tiểu sử:
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 ở Hàng Cau, Nam Định. Quê ở Nam Định, nhưng sống nhiều ở Hải Phòng và Hà Bắc. Những nơi ấy đã trở thành bối cảnh của nhiều tác phẩm của ông. Ông mất tại nhà riêng tại vùng đồi Yên Thế, Hà Bắc sau một buổi cuốc vườn, khi trên bàn viết của ông dở dang nhiều bản thảo.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm gọi Nguyên Hồng là con người lao lực trên trái đất. Nhiều nhà văn, nhà thơ hiện đại VN vẫn coi ông là tấm gương về một cách sống cứng cỏi, lão thực và đặc biệt là tấm
gương về sự lao động cần cù, như không hề mệt mỏi với tất cả nềm say mê và nỗi cực nhọc trong nghề văn.
Lớn lên trong một gia đình theo đạo Thiên chúa nghèo ở Nam Định, rồi dắt díu ra Hải Phòng ở trong các xóm trọ nghèo. Từ nhỏ NH đã phải kiếm sống vất vả. Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. Ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định.
Vào khoảng 15,17 tuổi ông dạy học tư và bắt đầu viết văn. Ngòi bút của ông thường hướng đến những cảnh đời cùng khổ, lớp người “dưới đáy” xã hội như: những kẻ làm thu ê nhem nhuốc, bụi bặm, những gái điếm, những kẻ trộm cướp, những người buôn thúng bán mẹt tất bật, tong tả suốt ngày mà vẫn không đủ ăn. Ông không miêu tả họ bằng cái nhìn miệt thị, cười cợt mà rất chân thực, sinh động với sự xót xa, bi phẫn, cảm thông.
Nguyên Hồng đã góp vào nền văn học hiện đại VN một phong cách văn xuôi (nhất là tiểu thuyết) chân thực, có dáng dấp sử thi và thấm đượm lòng nhân đạo tích cực, cao cả.
Bộ ba tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám vừa in xong tập 1 (1981), thì cái chết đến với Nguyên Hồng rất đột ngột năm 1982 - ông bị tai biến mạch máu não, không kịp trăn trối. Bản thảo tập 2 mãi đến 1993 mới ra mắt độc giả.
* Giải thưởng:
Ông là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1, 1996).
* Bình luận:
- Khi tả cảnh chú bé nhào vào lòng mẹ, nhà văn đã ghi lại một cách tinh tế, sâu sắc và thấm thía những rung động của tâm hồn chú bé – Những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam)
* Ngoài lề:
- Khi hoàn thành cuốn Bỉ vỏ, ông đã viết: “Thưa mẹ, người mẹ hiền từ của con, con xin dâng Bỉ vỏ cho mẹ với tất cả tấm lòng kính mến trong sạch của con và xin tặng nó cho bạn đọc với tất cả tình đằm thắm tươi sáng của tôi”.
- Năm 1978, trong bài tựa cho Tuyển tập Nguyên Hồng xuất bản ở Nga, Nguyễn Tuân viết: “Nguyên Hồng diễn tả người thành phố rất tài, nhất là các tầng lớp dân nghèo, nhưng lại là người không thích chen vào chốn phức tạp của phố phường. Ba chục năm nay, anh vẫn đóng ở quả đồi vùng Đề Thám Bắc Giang, vừa viết vừa làm vườn, đánh gộc rừng, bổ củi, quảy
nước từ suối lên, quần quật cả ngày như người nông dân”.