Về phát triển đường giao thông

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo (Trang 29 - 30)

II -Giải pháp để tăng trưởng bề vững kết hợp xóa đói giảm nghèo hiệu

1.2. Về phát triển đường giao thông

Để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông như mục tiêu đề ra cần tiếp tục triển khai rộng rãi chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây mới, nâng cấp đường giao thông và thay thế các cầu khỉ tạo thuận lợi cho dân cư sản xuất và sinh hoạt.

Bảo đảm có đường ô tô đến các trung tâm xã, cụm xã, riêng đối với các tỉnh miền núi: làm đường cho xe cơ giới vừa và nhỏ về tới trung tâm các xã hoặc cụm xã; nơi có địa hình khó khăn, giai đoạn đầu mở đường cho xe cơ giới 2 bánh hoặc xe ngựa thồ, sau đó mở rộng tiếp cho xe ô tô. Đến 2005, bảo đảm 30% mặt đường được bê tông hoá, 70% đường giao thông nông thôn đi lại quanh năm; xóa bỏ 80% cầu khỉ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từng bước sử dụng phương tiện vận tải công cộng; phục vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách khu vực nông thôn, khu vực đói nghèo.

Đối với các xã vùng sâu, vùng xa và nơi thành lập khu công nghiệp nông thôn, Nhà nước có chính sách đặc biệt để xây dựng các tuyến đường nối với đoạn giao thông chính, nâng cấp các tuyến đường đã xuống cấp.

Đối với cải tạo nâng cấp và mở rộng đường nội xã, vốn đầu tư chủ yếu do dân đóng góp (60% bằng sức lao động, vật tư tại chỗ), Nhà nước hỗ trợ (30%) dưới dạng vật tư thiết yếu như xi măng, sắt, thép. Ưu tiên đầu tư vào cải tạo,

nâng cấp, mở rộng các tuyến đường đã có, tập trung cho các tuyến đường chưa thông xe bốn mùa. Việc xây mới sẽ được xem xét khi có đủ nguồn vốn.

Đối với cải tạo nâng cấp đường liên xã, nối xã với huyện và các trục giao thông chính ở các xã nghèo, Nhà nước hỗ trợ phần lớn vật tư thiết yếu, chi phí máy thi công, công máy san ủi, phần còn lại huy động nguồn vốn tại địa phương.

Để huy động nhiều hơn và có hiệu quả các nguồn vốn đã có, cần lồng ghép, hợp nhất các nguồn vốn từ chương trình 135, chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao, chương trình phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

Công khai khả năng tham gia của người dân ở các xã nghèo, cộng đồng nghèo để lựa chọn và quyết định xây dựng cải tạo, nâng cấp đường giao thông dựa trên vốn và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước. Thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế Dân chủ cơ sở, gắn quyền lợi, trách nhiệm, tình cảm của nhân dân địa phương vào đầu tư, khai thác, sử dụng công trình đường giao thông. Việc lựa chọn, ra quyết định xây dựng cần thực hiện công khai, dân chủ có sự tham gia của cộng đồng và dựa trên nguồn lực có thể huy động ở địa phương. Khôi phục, nâng cấp hệ thống đường sắt hiện có đạt cấp chủ yếu và xây dựng mới một số tuyến đường sắt cần thiết.

Nâng cấp các tuyến vận tải thuỷ nội địa chủ yếu, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo phương tiện đi lại 24/24 giờ.

Giải quyết cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng ở các đô thị, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hạn chế ách tắc giao thông.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w