Một số nghiên cứu phát triển tương lai cho modem cáp

Một phần của tài liệu Modem cáp và dịch vụ băng rộng trên mạng truyền hình cáp hữu tuyến (Trang 54)

d) Các dịch vụ tại nhà: Ngân hàng, giáo dục, game

3.5Một số nghiên cứu phát triển tương lai cho modem cáp

Trong tương lai, modem cáp có thể được kết hợp chung với các chức năng kết nối mạng khác và các công nghệ mạng LAN để đơn giản hoá việc phân bố dịch vụ IP băng rộng đến từng gia đình thuê bao. Ở mức thấp nhất thì các phiên bản modem cáp đơn giản sẽ được đưa vào các máy tính cá nhân.

Quá trình phát triển modem cáp trở thành cổng gia đình hiện đã bắt đầu diễn ra. Các bức tường lửa và bộ lọc nội dung cũng có thể được đưa vào trong modem cáp để cải thiện mức độ bảo mật trong môi trường máy tính gia đình.

Các nhà khai thác có thể đơn giản hoá quá trình lắp đặt và khai thác, đồng thời có thể tạo ra các nguồn doanh thu tăng thêm bằng cách cung cấp các đặc tính này dưới dạng các một dịch vụ được quản lý.

Các modem dạng cắm vào chạy ngay( plug- play) trên toàn cầu hiện đang được nghiên cứu và sẽ sớm đưa vào triển khai.

Một số giao thức mạng LAN vô tuyến và hữu tuyến cũng đang được nghiên cứu bao gồm: Bluetooth, HiperLAN/2, Home PNA và mạng điện lực. Trong tương lai, một số thiết bị chuyên dụng như hộp đầu cuối STB và máy trò chơi cũng có thể được lắp đặt sẵn modem cáp bên trong. Các thiết bị này thậm chí có thể đảm nhiệm vai trò là các cổng gia đình.

Chương IV: TRUY NHẬP INTERNET BĂNG RỘNG VỚI MẠNG CATV Ở VIỆT NAM

4.1 Tình hình phát triển các mạng truyền hình tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam, có một số loại mạng cung cấp dịch vụ truyền hình: truyền hình quảng bá mặt đất, truyền hình cáp vô tuyến MMDS, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh, truyền hình cáp hữu tuyến CATV. Mỗi loại đều đang ở những giai đoạn phát triển riêng.

* Truyền hình quảng bá mặt đất:

Phát triển sớm nhất ở Việt Nam, đến nay vẫn đang là phương tiện truyền tải thông tin phổ biến nhất và duy nhất đến được hầu hết người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, loại hình này có một số nhược điểm như: + Hạn chế về chương trình xem, chất lượng phát sóng + Hạn chế vùng phủ sóng.

+ Hiện tượng gây mất mỹ quan đô thị và sự nguy hiểm của các cột anten dựng cao trên nóc các toà nhà ( hầu hết bằng tre, sắt lau ngày bị mục, rỉ gây đổ gãy khi có nhiều mưa bão ).

+ Sự tồn tại một số vùng “lõm sóng” sau các toà nhà cao tầng tại các thành phố lớn ( ví dụ một số vùng ở Hà Nội : phía sau khách sạn Deawoo, khách sạn Melia, tháp Hà Nội...).

* Truyền hình cáp vô tuyến MMDS:

Được triển khai tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997, được cung cấp dịch vụ bởi Hãng Truyền hình cáp Việt Nam với 13 kênh truyền hình cho khoảng 10.000 thuê bao tại mỗi thành phố.

Các chương trình MMDS cung cấp khá phong phú và hấp dẫn: Ví dụ VCTV(thuộc Đài truyền hình Việt Nam) cung cấp 9 kênh trên MMDS:

• Kênh VCTV : Kênh giải trí tổng hợp biên tập riêng cho VCTV

• MTV: Ca nhạc quốc tế • Discovery: Khám phá thế giới • Star Movies, HBO: Phim Mỹ • Optl: Tổng hợp tiếng Nga

• Cartoon network: Hoạt hình( ban ngày)

• CNN: Thời sự quốc tế • TV5: Tổng hợp tiếng pháp

• ESPN, Star Sports: Thể thao quốc tế

So với các hệ thống truyền hình trả tiền khác, hệ thống này có ưu điểm:

+ Triển khai mạng đơn giản: không cần kéo cáp đến tận thuê bao mà chỉ cần dựng cột anten sao cho “ thẳng tầm nhìn” với cột anten phát là có thể thu được và giải mã để xem.

+ Chi phí thấp: Các nhà cung cấp dịch vụ không mất thời gian, công sức và chi phí đào đường rải cáp, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế lớn do truyền thông vô tuyến như:

+ Hạn chế vùng phủ sóng do hiện tượng che chắn là trở ngại lớn cho việc cung cấp dịch vụ MMDS đến với mọi người dân thủ đô.

+ Chịu tác động mạnh của nhiễu công nghiệp( mạng lưới điện, các thiết bị điện...) : Do sử dụng phương thức điều chế tín hiệu truyền hình tương tự không có khả năng chống nhiễu lại có môi trường truyền là sóng vô tuyến.

+ Chịu ảnh hưởng của thời tiết ( mưa to, sét), gây suy hao lớn dẫn đến giảm mạnh chất lượng tín hiệu khi xem. Đồng thời gây can nhiễu đến các đài vô tuyến khác

+ Chiếm dụng phổ tần vô tuyến quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. .

+ Khó khăn khi cung cấp dịch vụ truyền hình số( vì những nhược điểm trên nên các nhà sản xuất thiết bị cho truyền hình số qua MMDS đã không nghiên cứu và phát triển thêm nữa).

+ Không thể cung cấp dịch vụ hai chiều( vì sẽ chiếm dụng thêm dải tần và không có hãng thiết bị nào trên thế giới cung cấp các thiết bị đồng bộ phía phát và thu để cung cấp dịch vụ hai chiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những khó khăn trên, hệ thống MMDS phải chịu sự cạnh tranh lớn của các mạng truyền hình cáp hữu tuyến đang được triển khai. Thực tế gần đây, MMDS đã liên tục phải có các hình thức thu hút khách hàng như: chương trình khuyến mại của công ty truyền hình cáp SaiGon Tourist SCTV:

Giá lắp đặt Số kênh truyền hình

Trước 5/1/2002 4,2 triệu+ 2,2 triệu mua bộ giải mã

4 kênh trong nước + 12 kênh quốc tế

Khuyến mại

5/1/2002 -6/1/2002

1,7 triệu. Mượn bộ giải mã đến khi hết thuê bao

Phí thuê bao không đổi Khuyến mại

3/1/2003-3/3/2003

1,7 triệu. Mượn bộ giải mã đến khi hết thuê bao

Phí thuê bao các kênh giảm mạnh. Từ ngày 1/9/2003 990.000đ( bao gồm VAT). Tặng 1 anten chuyên dùng và mượn bộ giải mã.

20 kênh (6 trong nước và 14 quốc tế). 2 kênh thể thao miễn phí.

.

* Truyền hình qua vệ tinh:

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có vệ tinh riêng, chưa có các kênh truyền hình trả tiền qua vệ tinh riêng. Các chương trình truyền hình qua vệ tinh được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và thông qua các vệ tinh nước ngoài. Người dân muốn đăng kí dịch vụ truyền hình qua vệ tinh cần phải được phép của Bộ Văn Hoá Thông Tin. Vì vậy, truyền hình qua vệ tinh ở Việt Nam gặp nhiều hạn chế : không có kênh truyền hình ngôn ngữ tiếng Việt, đăng kí dịch vụ phức tạp, và chi phí thuê bao cao. Chính vì những lý do này mà số thuê bao qua vệ tinh rất ít ở Việt Nam.

Truyền hình Việt Nam đang xây dựng trạm phát lên vệ tinh băng tần Ku tại Vĩnh Yên, có khả năng cung cấp chùm từ 10-13 kênh chương trình. Nhưng khó khăn của dự án này là:

+ Việc xây dựng đủ số lượng chương trình để phát, cũng như tổ chức quản lý thuê bao ( nếu có thu tiền) hiện vẫn chưa được giải quyết.

+ Các đầu thu truyền hình qua vệ tinh hiện nay vẫn còn rất đắt tiền, vì thế dịch vụ này nếu được triển khai cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của những người lao động có nhu cầu không cao.

+ Cấu hình hệ thống của trạm phát lên vệ tinh đó không thể đáp ứng được nhu cầu dịch vụ hai chiều ( Internet, truyền số liệu, VOD). Đó là khó khăn lớn cho xu hướng phát triển của loại truyền hình này.

* Truyền hình cáp hữu tuyến:

Từ hàng chục năm nay,tại các nước phát triển, truyền hình cáp hữu tuyến đã là giải pháp cung cấp dịch vụ truyền hình cho hầu hết các hộ gia đình. Có khả năng cung cấp nhiều chương trình và dịch vụ, chất lượng tín hiệu tốt và giá thuê bao hợp lý với đại đa số các hộ gia đình.

Tại Việt Nam, loại truyền hình này đang được chú ý phát triển ở nhiều thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương. Và một số khu vực khác đang có kế hoạch triển khai như: Tp. Biên Hoà ( Tỉnh Đồng Nai), Tp. Hạ Long( Tỉnh Quảng Ninh), Tỉnh Hà Tây, Tỉnh Thanh Hoá.

4.2 Hiện trạng và xu hướng phát triển của các mạng truyền hình cáp hữu tuyến ở Việt Nam

4.2.1 Mạng truyền hình cáp HFC thuộc Đài truyền hình Việt Nam

a) Tình hình phát triển:

Cuối tháng 3 năm 2001, Hãng truyền hình cáp Việt Nam( hiện nay là Trung tâm DVKTTH cáp- thuộc Đài truyền hình Việt Nam) đã công bố hoàn thành dự án xây dựng mạng truyền hình cáp hữu tuyến CATV trên phạm vi toàn quốc. Dự án này bắt đầu được khởi công vào đầu tháng 6/2001 thay thế mạng MMDS với dự kiến khi hoàn thành dự án sẽ cung cấp khoảng 20 kênh truyền hình , giá lắp đặt giảm 1/3 so với MMDS và sẽ cung cấp các dịch vụ tương tác và truyền số liệu.

Tại thành phố Hải Phòng, Trung tâm DVKTTH cáp đã hợp tác với công ty Dịch vụ điện tử tin học cùng tham gia góp vốn, xây dựng thành công hệ thống CATV hữu tuyến( HFC). Hệ thống được khánh thành và đưa vào khai thác từ tháng 10/2001, có khả năng cung cấp đến 60 kênh truyền hình và dịch vụ khác. Hiện tại đang cung cấp 16 kênh truyền hình trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2002, mạng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khoảng hơn 6000 thuê bao ( thuộc địa bàn nội thành).

Tại thành phố Hải Dương, Trung tâm cũng đã hợp tác góp vốn với Đài truyền hình Thành phố Hải Dương xây dựng hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến ( HFC) đưa vào khai thác từ tháng 1/2003 với 15 kênh chương trình truyền hình trong nước và quốc tế chất lượng cao, nội dung phong phú.

Tại Hà Nội, Trung tâm đang triển khai xây dựng mạng HFC với quy mô lớn ( phủ rộng ra toàn thành phố Hà Nội) và phục vụ cho tất cả đối tượng có thu nhập từ cao đến thấp. Trung tâm đang hợp tác với công ty Điện Lực Hà Nội cùng đầu tư xây dựng hạ tầng mạng cáp quang tại Hà Nội, phục vụ truyền hình cáp và thông tin Điện Lực. Hai bên đang tiến hành rất khẩn trương nhằm sớm hoàn thành để phục vụ nhân dân nhân dịp Seagame 2003.

Đến tháng 7/2003, mạng truyền hình cáp hữu tuyến đã được lắp đặt, triển khai tại một số khu vực ở cả năm quận nội thành Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Một số nét cơ bản về mạng :

Danh sách các khu vực đã được triển khai truyền hình cáp do Trung tâm thực hiện được liệt kê chi tiết trong phần phụ lục C.

Bảng 4.1 trình bày các thông số kĩ thuật chính của mạng truyền hình cáp Hà Nội do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện:

Cỏc thụng số kỹ thuật chớnh của mạng Truyền hỡnh cỏp hữu tuyến CATV tại Hà Nội

Mạng cáp đồng trục

Thụng số kỹ thuật Yờu cầu

1. Dải tần số Truyền đi (87÷860) MHz

Truyền về (5÷65) MHz 2. Tiờu chuẩn truyền hỡnh Truyền hỡnh tương tự

(Analog)

Hệ truyền hỡnh (hệ tiếng 5.5 MHz)PAL - G Dải thụng của mỗi kờnh

(RF) 8MHz

Dải thụng Video (5÷6) MHz 3. Mức tín hiệu tại đầu cuối Truyền hỡnh tương tự (5÷10) dBmV 4. Cỏc chỉ số CSO; CTB; C/N

(theo tiờu chuẩn EN 5083-7) CSO (Composite Second Order) ≤ -57dBc CTB (Composite Triple Beat) ≤ -57dBc C/N (Carrier to Noise) ≥ 44dB

Mạng cỏp quang

Thụng số kỹ thuật Yờu cầu

1. Bước sóng sử dụng Bước sóng truyền đi (foward) λ = 1550nm Bước sóng truyền về (reverse) λ = 1310nm

2. Cỏp quang Loại sợi quang Single mode

Tiờu chuẩn ITU-T G.652

3. Mỏy thu phỏt quang Tỷ số C/N ≥ 55dB

Mộo CSO (Composite second Order) ≤ -67dB Mộo CTB (Composite Triple Beat) ≤ -67dB

Các kênh, tần số đang phát trên mạng CATV (Hệ PAL-G)

Kờnh Tần số (MHz) Kờnh Tần số (MHz) Kờnh Tần số (MHz)

Band VHF-H Band UHF Band UHF

VTV1 183,25 CCTV4

511,25 Test 575,25

VTV2 191,25 SPORTS 519,25 CNN 583,25

VTV3 207,25 Cartoon 527,25 Movies 591,25

HN.TV 223,25 MTV 535,25 HBO 599,25

Band UHF OPT1 543,25 HT.TV 607,25

Discovery 471,25 BBC 551,25 VCTV 615,25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TV5 487,25 DW 559,25 Arirang 623,25

4.2.2 Mạng truyền hình cáp của BTS( thuộc Đài truyền hình Hà Nội)

a)Tình hình phát triển

Công ty dịch vụ truyền thanh và truyền hình Hà Nội-BTS( thuộc Đài truyền hình Hà Nội) cũng đã nghiên cứu triển khai xây dựng mạng truyền hình cáp hữu tuyến Hà Nội( HCATV) riêng so với Đài truyền hình Việt Nam .

Sau 3 tháng thử nghiệm ( từ 30/4/2002 đến 30/7/2002 ), tại 7 khu vực nội thành Hà Nội( Cống Vị , Hàng Trống, Láng Hạ, Nam Thành Công, Phương Mai, Trung Tự), với hơn 1000 hộ thuê bao và 4000 hộ đăng kí ngoài vùng thử nghiệm, ngày 1/6/2003, HCATV đã chính thức phát với 12 kênh ( trong đó có 7 kênh quốc tế):

- VTV1, VTV2, VTV3: Đài truyền hình Việt Nam .

- Kênh tổng hợp của Đài truyền hình Hà Nội sản xuất riêng cho HCATV. - Các Đài truyền hình trong nước: Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

- Cartoon Network.

- Kênh tổng hợp Nga OPT1. - Discovery.

- Kênh thể thao văn hoá ESPN. - MTV.

- Kênh tổng hợp Trung Quốc CCTV4. - Kênh tổng hợp Pháp TV5.

Do BTS hợp tác sử dụng một phần hệ thống cáp quang của Bưu Điện Hà Nội để truyền tín hiệu nên sản phẩm HCATV của họ có thể vươn tới nhiều khu vực hơn so với truyền hình cáp hữu tuyến của Đài truyền hình Việt Nam .

b) Chi tiết dự án triển khai:

* Các lựa chọn chuẩn, công nghệ, dịch vụ

+ Lựa chọn giải pháp công nghệ cho mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến:

Theo kinh nghiệm các nhà điều hành mạng cáp Châu Âu và Châu Mỹ:

Phần lớn trục trặc của mạng CATV xảy ra do các bộ khuếch đại và các thiết bị cấp nguồn nằm rải rác trên mạng vì thế việc định vị, sửa chữa và khắc phục chúng thông thường không thể thực hiện nhanh được nên ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng.

Khi cung cấp dịch vụ hai chiều, các bộ khuếch đại phải có thêm môđun khuếch đại cho tín hiệu đường lên, lúc đó số phần tử tích cực càng tăng làm cho độ ổn định mạng càng giảm.

Hiện nay có xu hướng không sử dụng các phần tử tích cực nữa dù phải hi sinh bán kính phục vụ của mạng và số lượng thuê bao phục vụ ở mỗi node hoặc là phải chi phí lớn để kéo cáp quang đến gần nhà thuê bao hơn. Mạng đó được gọi là mạng HFC thụ động( HFPC-Hybrid Fiber Passive Coaxial). Đây là giải pháp công nghệ được chọn cho mạng truyền hình cáp HCTAV.

+ Phương thức truyền tín hiệu video trên mạng: Trước tiên triển khai dịch vụ truyền hình tương tự, sau đó sẽ triển khai truyền hình số.

Đây là sự lựa chọn quan trọng để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ khác dẫn đến sự thành công của dự án.

Do hầu hết các máy phát hình tại các đài truyền hình trên cả nước cũng như máy thu hình của người dân đều là thiết bị tương tự theo chuẩn PAL D/K. Nên chi phí ban đầu thấp cho cả thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ.

Các thiết bị tương tự không quá phức tạp so với thiết bị số nên chi phí vận hành bảo dưỡng thấp dẫn đến giá thuê bao giảm.

Tuy nhiên , truyền hình tương tự có khả năng chống nhiễu thấp và không thể thực hiện được các dịch vụ truyền hình tương tác, truyền hình độ phân giải cao. Truyền hình số sẽ thay thế truyền hình tương tự là xu thế tất yếu.

Sự phát triển của truyền hình số ở Châu Âu và Châu Á( trừ Nhật Bản và Hàn Quốc) là rất hạn chế, trong khi hầu hết tất cả các mạng CATV hữu tuyến tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã thực hiện cung cấp dịch vụ truyền hình số cho các thuê bao song song với các dịch vụ truyền hình tương tự truyền thống.

BTS chọn giải pháp không triển khai rộng rãi truyền hình số giai đoạn đầu mà chỉ đầu tư thiết bị tại phạm vi hẹp để triển khai thử nghiệm chuẩn bị triển khai rộng rãi ở giai đoạn sau. Có một số lý do sau:

Hệ thống thiết bị tại Headend dành cho truyền hình số hiện nay đã có sẵn trên thị trường nhưng chi phí đầu tư rất lớn( gấp 1,5 đến 2 lần hệ thống thiết bị trung tâm cung cấp truyền hình tương tự). Do vậy, nếu muốn cung cấp cả hai loại dịch vụ số và tương tự thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ rất cao.

Thuê bao muốn thu được tín hiệu truyền hình số thì cũng phải trang bị một bộ đầu thu và giải mã tín hiệu truyền hình số. Đây là khoản đầu tư

Một phần của tài liệu Modem cáp và dịch vụ băng rộng trên mạng truyền hình cáp hữu tuyến (Trang 54)