Các đặc tính của đường truyền mạng

Một phần của tài liệu Bài soạn GT MẠNG MÁY TÍNH (Trang 28 - 29)

3.2 Các đặc tính của đường truyền mạng

Một số vấn đề cần quan tâm khi quyết định môi trường truyền thông trên mạng, bao gồm: dung lượng (throughput), băng thông (bandwidth), chi phí, kích thước, độ linh động, các thiết bị liên kết, và nhiễu.

Dung lượng (throughput hay capacity) là lượng dữ liệu đi qua đường truyền trong một đơn vị thời gian. Ðơn vị là MegaBits/giây (Mbps). Dung lượng của mạng máy tính phụ thuộc vào khoảng cách địa lý và môi trường đang sử dụng.

Băng thông (bandwidth) là đại lượng dùng để đo sự sai biệt giữa tần số lớn nhất và tần số nhỏ nhất của môi trường truyền. Nó liên quan trực tiếp đến dung lượng của đường truyền, nếu một mạng máy tính đang hoạt động ở tần số 870MHz và 880Hz thì băng thông của nó là 10MHz. Thông thường băng thông là lượng dữ liệu thật sự đi qua đường truyền. Ðơn vị đo là Hz.

Chi phí là một trong các yếu tố quan trọng nó phụ thuộc vào một số các yếu tố như: chi phí cài đặt, chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí bảo trì và hổ trợ v.v...

Hình 3.2 Tín hiệu số

Kích thước và quy mô của môi trường truyền thông mạng máy tính phụ thuộc vào số nút trên mỗi phân đoạn, số phân đoạn và chiều dài của mỗi phân đoạn. Việc chọn lựa cáp nào sẽ ảnh hưỡng đến các yếu tố trên.

Số nút trên mỗi phân đoạn càng nhiều sẽ làm suy giảm tín hiệu trên đường truyền. Tín hiệu sau khi đi qua mỗi nút sẽ bị suy giảm và do đó dữ liệu nhận được ở nút sau có thể khác nút trước. Số nút trên mỗi phân đoạn và chiều dài tổng cộng của cả phân đoạn đều phụ thuộc vào dạng cáp đang dùng.

Một yếu tố khác cũng đáng quan tâm đó là độ trễ tín hiệu. Ðộ trễ là thời gian từ lúc tín hiệu được truyền đi cho đến khi nhận được tín hiệu. Ví dụ khi dùng MS Word để xử lý một văn bản được lấy trên server, khi nguời dùng nhấn Save trên thanh toolbar, thì độ trễ là thời gian được tính từ khi MS Word hiện ra thông báo đi qua mô hình OSI ra card mạng tới cáp, đi qua trường truyền dẫn , qua HUB/SWITCH/ROUTER tới card mạng trên server đi qua mô hình OSI và được chấp nhận bởi server. Lỗi trên đường truyền có thể xảy ra khi thời gian trễ là đủ lớn. Do đó mỗi dạng cáp thường hay qui định số phân đoạn và chiều dài tối đa cho một phân đoạn để tránh lỗi xảy ra.

Thiết bị liên kết (Connectors) là các thiết bị dùng để liên kết dây mạng với các nút trên mạng. Các nút này có thể là các trạm làm việc, các máy chủ, các máy in, HUB, Switchs, Routers. Có một số thiết bị như: BNC, T-Connector, RJ45. (Hình 3.3)

Nhiễu điện từ: bất kỳ hệ thống cáp nào cũng có nhiễu. Nhiễu càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền. Có 2 nguyên nhân chính gây ra nhiễu đó là do điện và do tần số sóng âm thanh.

Một phần của tài liệu Bài soạn GT MẠNG MÁY TÍNH (Trang 28 - 29)