Sách là vũ khí đấu tranh giai cấp

Một phần của tài liệu Giáo trinh nhập môn khoa học thư viện thông tin (Trang 29 - 31)

Trong lịch sử xã hội loài người, sự phát minh ra sách là một thành tựu kỳ diệu. Sách trình bày tất cả tri thức về cuộc sống, toàn bộ quá trình phát triển tư duy của loài người. Khi sách ra đời thì xã hội đã phân chia giai cấp. Từ đó đến nay, loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội khác nhau, thì sách báo phản ánh trung thành và bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình. Trải qua nhiều thế kỷ sách đã là công cụ của giai cấp bóc lột, giai cấp phong kiến, tư sản, đã dùng sách báo về tôn giáo, sách mê tín dị đoan, sách kiếm hiệp, giật gân để dễ bề cai trị, mặt khác ngăn ngừa ảnh hưởng của sách báo tiến bộ, sách báo cách mạng.

Đối với đế quốc thì bóc lột nhân dân trong cả nước của chúng chưa đủ. Mở rộng thuộc địa là lẽ sống của họ. Trong nhiều nước tư bản, giai cấp thống trị sử dụng sách báo để tăng cường đàn áp tinh thần của quần chúng lao động ra sức tuyên truyền cho tư tưởng tư sản. Ví dụ: ở các nước tư bản phương Tây đã xuất bản sách khoa học, kỹ thuật, công nghệ cần thiết và có ích, nhưng đồng thời đã xuất bản nhiều sách với quan điểm sở hữu cá nhân, hàng hóa, đồng tiền, quyền lực, bạo lực...đặc biệt, thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, càng ngày giai cấp tư sản càng sử dụng sách báo một cách trắng trợn, triệt để, có thể nói chúng đã dùng sách báo như những tên đao phủ, dùng cái dao để giết người, như tên kẻ cướp dùng bó đuốc để đốt nhà người. Chúng cho xuất bản những cuốn sách dạy ăn cướp, giết người, dạy cách tự tử, dạy cách tống tiền, hãm hại người khác.28 Chúng dùng sách báo để tuyên truyền cho chiến tranh lạnh, chia rẽ, gây hằn thù dân tộc, phân biệt chủng tộc, màu da, tuyên truyền chống cộng. Chúng cho lưu hành những quyển sách không có giá trị nghệ thuật, như tiểu thuyết phạm tộc, khiêu dâm, trụy lạc, trinh thám...để đánh lạc hướng những người dân lao động về cuộc sống căng thẳng của họ, làm cho họ không nghĩ gì đến quyền lợi, đến lợi ích tương lai của mình, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Với những mục đích này sách được bổ sung vào các thư viện các nước tư bản được chọn lọc, kiểm 28 Hồ Chí Minh. Tuyển tập.- H.: Sự thật, 1960, tr.65, 156, 160

duyệt tỉ mỉ để phục vụ cho độc giả những tài liệu sách báo có lợi cho giai cấp tư sản. Trong khi đó các nhà học giả tư sản không ngừng tuyên truyền cho tính “Khách quan”, tính “Phi giai cấp”, tính “Vô tư”, tính “Ngoài chính trị” của sách báo... Ngược lại, giai cấp vô sản luôn luôn công khai thừa nhận sách báo là vũ khí đấu tranh giai cấp sắc bén phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình, là tiếng nói của những người lao động, vạch trần thủ đoạn áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến, tư sản.

Trong bài báo nổi tiếng “Tổ chức Đảng và văn học Đảng” V.I. Lênin đã khẳng định: “Các nhà xuất bản, các kho sách, các hiệu sách, các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo - Tất cả đều phải trở thành của Đảng, phải chịu trách nhiệm trước Đảng”29

Tính giai cấp của sách báo vô sản không những chỉ là vấn đề lý trí, mà còn là vấn đề tính cảm, không chỉ là lập trường chính trị, mà còn là quan điểm khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật của cả tác giả lẫn cán bộ biên tập. Một số xuất bản phẩm có giá trị chẳng những truyền bá đúng đường lối chính sách của Đảng, mà còn phản ánh cuộc sống một cách chân thật, sinh động, hấp dẫn; chẳng những nhằm mục đích củng cố lập trường chính trị mà còn có tác dụng nâng cao tình cảm, nhiệt tình cách mạng của người đọc.

Tính giai cấp gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc, tính quần chúng, tính khoa học - Đó là mối tổng hòa các quan hệ thuộc về bản chất của sách báo vô sản.

Tính giai cấp của sách báo cách mạng phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thành hệ tư tưởng của toàn dân, chỉ đạo mọi mặt hoạt động của xã hội, đồng thời phải đấu tranh xóa bỏ mọi hệ tư tưởng thù địch của giai cấp bóc lột và khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa dưới mọi màu sắc. Đi đôi với việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chống lại các tư tưởng phi vô sản và các phong tục tập quán lạc hậu. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa sách báo

là vũ khí đấu tranh tư tưởng, là công cụ giáo dục đạo đức, nâng cao trình độ khoa học, văn hóa cho nên mang tính chiến đấu cao. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III đã chỉ rõ: “Báo chí, thông tin, truyền thanh điện ảnh và các công tác văn hóa khác phải thực sự trở thánh vũ khí ngày càng sắc bén của giai cấp công nhân trên mặt trận tư tưởng và chính trị...”30. Sách báo dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng cộng sản đã mang tính chất chính trị rõ ràng, đã thực sự trở thành vũ khí đấu tranh giai cấp.

Một phần của tài liệu Giáo trinh nhập môn khoa học thư viện thông tin (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)