NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Phân tích những tác động do giá xăng dầu vào một số ngành nghề của Việt Nam (Trang 27 - 31)

PHỤC.

3.1 Chính sách chung

Gần đây khi Nhà nước cho các doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu thì Bộ Công Thương kiến nghi với chính phủ về một số giải pháp mới nhằm bình ổn thị trường, giá cả. Theo đó các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép… Được tự định giá bán nhưng phải cam kết ổn định ít nhất trong vòng một quí.

Ngoài ra, trong điều kiện thị trường biến động bất thường, Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm ổn định thị trường. Các cơ quan quản lý có quyền tạm thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp khi phát hiện doanh nghiệp bán giá cao bất hợp lý.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghi chính phủ cho phép áp dụng việc yêu cầu doanh nghiêp kinh doanh xăng dầu, sắt thép… đăng ký giá bán với cơ quan quản lý bằng văn bản thông báo giá. Các doanh nghiệp công bố công khai giá bán và bán theo đúng giá này.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốc độ tăng giá, Chính Phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, linh hoạt; Chính phủ cũng sẽ có các biện pháp đảm bảo cho thị trường bất động sản tiếp tục phát triển lành mạnh, có kiểm soát và chống đầu cơ trong lĩnh vực này.

Trong đợt điều chỉnh này, Liên bộ cũng nhận định rằng đối tượng chịu áp lực lớn hơn là những hộ gia đình khó khăn tai các địa bàn vùng sâu, vùng xa… theo đó, một cơ chế hỗ trợ cũng được ban hành đi kèm với đợt điều chỉnh này. Cụ thể là: Chính phủ sẽ trung hỗ trợ cho nhóm những người bị tác động trực tiếp, nhiều nhất từ việc xăng dầu tăng giá và cho người nghèo, như mở rộng diện hỗ trợ và cấp không thu tiền dầu cho các hộ dân ở các địa bàn chưa có điện lưới, cho các đồng bào dân tộc thiểu số và thuộc diện chính sách; nâng mức bảo trợ bảo

hiểm y tế cho người nghèo; giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ thay phương tiện giảm thiểu chi phí nguyên liệu đối với đánh bắt xa bờ; thực hiện các cơ chế cho vay ưu đãi…

Bên cạnh những chính sách và biện pháp trên thì Nhà nước cần đầu tư để tìm những nguồn năng lượng thay thế như: biodiesel, điện nguyêntử,hydrogen, nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

3.2 Chính sách, biện pháp đối với ngành khai thác thủy hải sản và ngành giao thông vận tải.

Trước những khó khăn của bà con ngư dân, Bộ thủy sản đã đề nghi Chính phủ dùng một phần trong phí giao thông đường bộ thu qua xăng dầu để tái đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành thủy sản và điều tra nguồn lợi ngư trường. “Nhà nước có quy định thu phí đường bộ qua giá xăng dầu nhằm tạo nguồn kinh phí tái đầu tư cho hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, việc thu phí như vậy chưa hợp lý với ngành đánh bắt thủy sản, bởi họ chủ yếu hoạt động trên biển. Vì vậy đề nghị trích một phần phí đó để đầu tư lại cho ngư dân”.

Đồng thời, nên tổ chức sản xuất theo mô hình tập đoàn, tổ, đội giúp tiêu hao nhiên liệu ít hơn. Áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đối với khâu quản lý sau thu hoạch cũng là một giải pháp giúp tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá bán và bù lỗ khi giá xăng dầu tăng.

Về phía phần mình, Bộ thủy sản sẽ đầy mạnh các dự án phát triển, điều tra nguồn lợi và dự báo ngư trường chính xác để thông báo cho bà con nơi đánh bắt hiệu quả, đồng thời tao nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề cho ngư dân.

Về chính sách hỗ trợ thì Bộ tài chính đã ban hành việc hỗ trợ 33% phí bảo hiểm thân tàu phải nộp hàng năm cho các tàu đánh cá hoạt động xa bờ; hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho ngư dân tương ứng với 30% lãi suất vay ngân hàng để đầu tư thay máy tàu từ loại máy tiêu hao nhiều nhiên liệu sang tiêu hao ít nhiên liệu.

Riêng tỉnh Cà Mau hiện đang thực hiện quy hoạch phát triển nghề cá từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 gắn với những biện pháp đồng bộ nhằm quật dậy nghề khai thác đánh bắt trên ngư trường vốn còn nhiều khó khăn, bất cập. Theo đó quy hoạch lại ngư trường khai thác trên từng tuyến (tuyến bờ, tuyến lộng, tuyến khơi), quy định phương tiện, cơ cấu ngành nghề, mùa vụ khai thác thích hợp, hiệu quả nhưng phải đảm bảo khả năng khôi phục tái tạo của các loài thủy sản để chúng tiếp tục sinh sôi, nảy nở.

Đối với ngành giao thông vận tải thì giải pháp trước mắt là tìm cách triệt để tiết kiệm như bố trí lại lịch trình vận chuyển hành khách, giao hàng, nhận hàng, kết hợp vận chuyển hàng hai chiều để tránh lãng phí. Hoặc cách thứ hai là tăng giá cước tuy nhiên tăng thì phải có lộ trình để không gây sốc đối với người dân.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN.

Trước diễn biến của giá dầu thô thế giới trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là gần đây giá dầu thô đã vượt mức 140 USD/thùng đã gây sức ép đối với giá xăng dầu trong nước. Trong khi Việt Nam là nước nhập khẩu 100% xăng dầu thành phẩm thì việc bao cấp, trợ giá đối với xăng dầu sẽ tốn một khoảng chí phí rất lớn. Thay vì bao cấp bù lỗ xăng dầu thì khoảng tiền này có thể sử dụng cho việc hồ trợ các đối tượng bị tác động trực tiếp khi giá xăng dầu tăng như: hỗ trợ ngư dân, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, diện chính sách… Vì vậy khi Nhà nước thả nổi giá xăng dầu theo giá thị trường, cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá là điều hợp lý. Tuy nhiên khi giá xăng dầu được thả nổi như hiện nay thì nó cũng có nhiều mặt lợi và mặt hại mà những mặt hại này có tác động không nhỏ đến các ngành nghề như: ngành khai thác thủy hải sản, ngành giao thông vận tải, hàng không ….

Đối với các ngành thủy hải sản thì khi giá xăng dầu tăng đã làm cho chi phí của ngành này tăng cao. Trong khi giá các sản phẩm khai thác được không tăng hoặc tăng rất ít do sự ép giá của thương lái để bù lỗ cho chi phí của các chuyến đi thu mua. Tuy chính phủ đã có một số biện pháp, chính sách nhưng ngành vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Còn ngành giao thông vận tải cũng bị tác động không nhỏ trong đợt tăng giá xăng dầu ngày 25/2/2008 và sau đó là ngày 21/7/2008 .Giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí vận chuyển hành khách, hàng hóa tăng lên rất cao còn giá cước vận chuyển thì không thể tăng đột ngột mà phải tăng từ từ để không gây sốc đối với khách hàng. Việc tăng giá cước là chuyện sớm muộn, tuy nhiên ngành giao thông vận tải cần thực hiện nhiều biện pháp giảm chi phí để bù lại phần nào chi phí nhiên liệu tăng cao như hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích những tác động do giá xăng dầu vào một số ngành nghề của Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w