Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ngũ hành sơn (Trang 49 - 65)

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2011/20 10 (%) 2012/20 11 (%) I Phân theo thành phần kinh tế 768.845 100 947.936 100 1.123.810 100 23% 19

1 Tiền gửi dân cư 332.132 43 474.474 50 520.598 46 43% 10

2 Tiền gửi của các

TCKT 246.328 32 307.910 32 281.822 25 25% -8

3 Thu chi hộ KBNN 190.385 25 165.552 17 321.390 29 -13% 94

II Phân theo loại tiền tệ 768.845 100 947.936 100 1.123.810 100 23% 19

1 VNĐ 594.424 77 758.349 80 770.162 69 28% 2

2 Ngoại tệ 174.420 23 189.587 20 353.648 31 9% 87

III Phân theo kỳ hạn 768.845 100 947.936 100 1.123.810 100 23% 19

1 Tiền gửi không kỳ hạn 341.513 44 401.780 42 515.985 46 18% 28

2 Tiền gửi có kỳ hạn 427.332 56 546.156 58 607.825 54 28% 11

Qua bảng số liệu trên ta thấy, Nguồn vốn của Vietinbank Ngũ Hành Sơn tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, số dư nguồn vốn của đơn vị là 768.845 triệu đồng, năm 2011 là 947.936 triệu đồng, tăng 179.091 triệu đồng so với năm 2010, ứng với tỷ lệ tăng là 23%. Sang năm 2012, nguồn vốn của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng cao, đến cuối năm số dư huy động vốn của Chi nhánh là 1.123.810 triệu đồng, tăng 175.874 triệu đồng so với năm 2011, ứng với tỷ lệ tăng là 19%.

Phân theo thành phần kinh tế:

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn từ khối tiền gửi dân cư là 474.474 triệu đồng, chiếm 50% tổng nguồn vốn, sang năm 2012 là 520.598 triệu đồng, tăng 46.124 triệu đồng so với năm 2011. Trong ba năm qua, Vietinbank Ngũ Hành Sơn đã áp dụng nhiều chương trình quà tặng cho khách hàng tiền gửi dân cư như: chương trình “Một nửa yêu thương” nhân ngày 8/3, chương trình “Xuân phát tài”, chương trình gửi tiền “vui xuân phú quý” hay “hè sôi động” … Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng áp dụng nhiều đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh hấp dẫn đối với khách hàng. Song song với các chương trình khuyến mãi, công tác chăm sóc khách hàng được chi nhánh chú trọng, khách hàng đến gửi được hưởng chất lượng dịch vụ cao nhất của Chi nhánh, được sử dụng các dịch vụ kèm theo như thẻ ATM, thẻ TDQT, internet banking, Vietinbank Ipay, SMS banking … Chính nhờ thế mà nguồn vốn tiền gửi dân cư trong những năm trở lại đây liên tục tăng trưởng cao, năm 2011 tăng 43% so với năm 2010, năm 2012 tăng 10% so với năm 2011.

Song song với công tác huy động vốn từ nguồn vốn dân cư, Chi nhánh cũng đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn tiền gửi từ các TCKT. Đặc điểm của nguồn tiền này là nguồn tiền tạm thời nhàn rỗ của các doanh nghiệp, TCKT trên địa bàn. Đây là nguồn tiền có giá huy động rẽ, mức lãi suất huy động Chi

nhánh phải trả khoảng 1,2%/năm -2%/năm. Do đó, việc tạo lập được càng nhiều nguồn vốn giá rẽ càng mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho chi nhánh. Năm 2010, Chi nhánh huy động được từ nguồn vốn của TCKT là 246.328 triệu đồng chiếm 32% (chủ yếu là từ các đơn vị như Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Sông Thu Đà Nẵng, Trường trung cấp nghề số 5 ….). Năm 2011, nguồn vốn TCKT là 307.910 triệu đồng tăng 65.582 triệu đồng so với năm 2010, ứng với tỷ lệ tăng là 25%, chủ yếu tăng từ nguồn tiền gửi thanh toán của Công ty Cổ phần Xây lắp Thành An 96 và Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng. Tuy nhiên, sang năm 2012 cùng với tình hình kinh tế khó khăn của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng cũng gặp rất nhiều khó khăn, hàng hóa chậm luân chuyển, hàng tồn kho tăng cao, khoản phải thu tăng, nguồn tiền bán hàng chậm do đó nguồn tiền gửi của các TCKT của Chi nhánh năm 2012 cũng giảm 8% so với năm trước.

Mặt khác, công tác khai thác nguồn vốn giá rẽ từ nguồn vốn kho bạc mà Chi nhánh được thực hiện rất tốt. Bằng chứng là, Chi nhánh đã thu hút được một lượng vốn lớn của Kho bạc quận Ngũ Hành Sơn về quan hệ với Chi nhánh, năm 2010 là 190.385 triệu đồng. Năm 2011 là 165.552 triệu đồng và qua năm 2012 là 321.390 triệu đồng, tăng 94%

Phân theo loại tiền tệ:

Có thể thấy, nguồn vốn của Chi nhánh tập trung chủ yếu là nguồn vốn huy động VND. Nguồn vốn huy động từ các loại ngoại tệ như USD, EUR dần được Chi nhánh chú trọng nên đã tăng trưởng qua các năm. Cụ thể: Năm 2010, số dư VND chiếm 77%, ngoại tệ quy VND chiếm 23% thì qua năm 2012, nguồn vốn VND giảm xuống còn 69%, nguồn vốn ngoại tệ tăng lên chiếm 31% trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh,

Trong cơ cấu nguồn vốn năm 2010, nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp khoảng 2%/năm của chi nhánh chiếm 44%, năm 2011 chiếm 42%, qua năm 2012 nhờ nguồn vốn Kho bạc Ngũ Hành Sơn mà tỷ lệ này chiếm 46% tổng nguồn vốn và tăng 4% so với năm 2011. Nguồn vốn có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh: Năm 2010 chiếm 56%, năm 2011 chiếm 58% , năm 2012 chiếm 54% tổng nguồn vốn.

b. Hoạt động sử dụng vốn

Hiện nay, hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM Việt Nam vẫn là từ nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay. Ngân hàng huy động các nguồn tiền gửi trong nền kinh tế để sử dụng các nguồn tiền đó để cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế vay lại nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Do đó, nếu hoạt động cho vay của Ngân hàng được thực hiện tốt sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, hoạt động mở rộng cho vay sẽ làm tăng trưởng quy mô của Ngân hàng, mở rộng thị phần của ngân hàng trên địa bàn. Hoạt động cho vay của Vietinbank Ngũ Hành Sơn từ năm 2010 – 2012 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động cho vay giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn số liệu: Vietinbank Ngũ Hành Sơn

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số tiền (triệu động) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu động) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu động) Tỷ trọng (%) 2011/2010 (%) 2012/2011 (%)

I Theo kỳ hạn cho vay 942.386 100 1.025.721 100 1.131.797 100 8,84 10

1 Ngắn hạn 722.172 77 778.248 76 598.162 53 7,7 -23

2 Trung hạn 139.968 15 65.922 6 63.920 6 -52,9 -3

3 Dài hạn 80.246 9 181.551 18 469.715 42 126,2 159

II Theo đối tượng KH 942.386 100 1.025.721 100 1.131.797 100 8,84 10

1 Khách hàng Doanh nghiệp 816.286 87 884.980 86 969.583 86 8,4 10

2 Khách hàng cá nhân 126.100 13 140.740 14 162.214 14 11,6 15

III Theo loại đồng tiền 942.386 100 1.025.721 100 1.131.797 100 8,84 10

1 VND 829.299 88 923.148 90 962.027 85 11,3 4

2 Ngoại tệ (USD. EUR)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy dư nợ cho vay từ năm 2010 – 2012 của Vietinbank Ngũ Hành Sơn đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2011, dư nợ đạt 1.025.721 triệu đồng, tăng 83.335 triệu đồng so với năm 2010, với tốc độ tăng trưởng là 8,84% so với năm 2010.

Cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh dần thay đổi qua các năm. Năm 2010, dư nợ vay ngắn hạn tại Chi nhánh chiểm 77%, trung hạn chiếm 15%, dư nợ dài hạn chiếm 9% trong tổng dư nợ thì qua năm 2011 và 2012 cơ cấu này đã thay đổi và chuyển dịch theo hướng tăng dư nợ và trung hạn và dài hạn, cụ thể: Dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 598.162 triệu đồng, chiếm 53% (giảm 23% so với năm 2011), dư nợ trung hạn 63.920 triệu đồng, chiếm 6%, dư nợ dài hạn là 469.715 triệu đồng, chiếm 42% tổng dư nợ (tăng 159% so với năm 2011). Dư nợ dài hạn năm 2012 tăng nhanh chủ yếu là do Vietinbank Ngũ Hành Sơn có tài trợ vốn vay dài hạn cho dự án di dời Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng từ quận Ngũ Hành Sơn lên quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. Dự án này, Vietinbank Ngũ Hành Sơn có ký hợp đồng tín dụng cam kết cung cấp vốn cho đơn vị với tổng số tiền gần 2.000 tỷ đồng. Năm 2012 là năm trọng tâm của dự án nên đơn vị đã nhận nợ vay để nhập khẩu máy móc thiết bị và thi công xây dựng nhà xưởng dự án. Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng được đánh giá là đơn vị có hoạt động kinh doanh rất tốt, có uy tín trong quan hệ thanh toán, có uy tín trên thị trường chứng khoán, do đó Chi nhánh cũng khá yên tâm đối với việc đầu tư vốn cho dự án này.

Dư nợ của Chi nhánh trong những năm qua thì có thể nhận thấy cho vay KHDN vẫn chiếm chủ đạo. Trong ba năm trở lại đây Vietinbank Ngũ Hành Sơn cũng đã bắt đầu chú trọng đến mảng cho vay KHCN và đã có những kết quả tăng trưởng nhất định. Năm 2011, dư nợ cho vay KHCN là 140.740 triệu đồng, tăng 14.640 triệu đồng so với năm 2010, ứng với tỷ lệ tăng là 1%. Năm 2012, dư nợ cho vay KHCN là 162.214 triệu đồng, tăng 21.474 triệu đồng so với năm 2010.

Cho vay VND vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh. Năm 2010, chiếm 88% tổng dư nợ, năm 2011 chiếm 90% tổng dư nợ, năm 2012 chiếm 85%. Sở dĩ, dư nợ VND năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 là do trong năm Chi nhánh có tăng dư nợ cho vay ngoại tệ USD đối với Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ dự án di dời lên quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng, do đó đã làm cho tỷ trọng dư nợ cho vay ngoại tệ trong năm qua tăng hơn so với năm trước.

b. Kết quả hoạt động kinh doanh

Mục tiêu cuối cùng của các nhà kinh doanh là lợi nhuận. Đây là mục đích cuối cùng cũng là yếu tố quyết định để ngân hàng tồn tại và phát triển. Kết quả kinh doanh của Vietinbank Ngũ Hành Sơn trong ba năm qua như sau:

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số tiền (triệu động) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu động) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu động) Tỷ trọng (%) 2011/2010 (%) 2012/2011(%) 1. Tổng thu nhập 224.684 100 271.973 100 222.116 100 21 18 Từ hoạt động cho vay: 213.702 95 259.408 95 207.760 94 21 20 Từ hoạt động thu phí dịch vụ 10.982 5 12.565 5 14.356 6 14 14 2. Tổng chi 202.601 224.340 193.683 11 13 Trong đó: Trả lãi huy động vốn 81.040 40 100.953 45 77.473 40 25 23 3. Lợi nhuận (1) - (2) 22.083 100 47.633 100 28.433 100 115 -40

Nguồn số liệu: Vietinbank Ngũ Hành Sơn

Nhìn chung, trong ba năm qua kết quả kinh doanh của Chi nhánh khá tốt. Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

trong thời gian qua biến động rất phức tạp, tuy nhiên bên cạnh mở rộng được quy mô trên địa bàn, kết quả kinh doanh của Chi nhánh liên tục có lãi khá lớn.

Lợi nhuận năm 2011 là 47.633 triệu đồng, tăng 25.550 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 115%. Tuy nhiên, sang năm 2012, lợi nhuận giảm 19.194 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012, lãi suất cho vay của Vietinbank Ngũ Hành Sơn liên tục giảm mạnh để hỗ trợ cho khách hàng trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Mặt khác, việc Vietinbank áp dụng cơ chế mua bán vốn FTP với Trụ sở chính, do đó một phần thu nhập đã chảy về Trụ Sở Chính.

Trong cơ cấu tổng thu của Chi nhánh thì nguồn thu chính vẫn là từ hoạt động dịch vụ cho vay chiếm 95% thu nhập. Cho thấy, nguồn thu chính của chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Hoạt động thu phí dịch vụ (như phí L/C, bảo lãnh, chuyển tiền …) của chi nhánh còn thấp.

Đối với Chi phí, thì chi phí huy động vốn từ hoạt động huy động tiền gửi trong nền kinh tế của Chi nhánh chiếm khoản 20%. Ngoài ra chi nhánh còn phải chịu khoản chi phí mua vốn FTP của Ngân hàng Công thương Việt Nam và các khoản chi phí khác cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như chi lương, chi mua sắm TSCĐ ….

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHCN TẠI VIETINBANK NGŨ HÀNH SƠN

2.2.1 Quy định cho vay KHCN tại Vietinbank Ngũ Hành Sơn

a. Các sản phẩm cho vay chính hiện đang triển khai đối với KHCN

Vietinbank Ngũ Hành Sơn hiện nay đang cung cấp các sản phẩm cho vay KHCN chủ yếu như sau:

- Cho vay SXKD thông thường; - Cho vay mua nhà ở - đất ở;

- Cho vay xây nhà - sửa chữa nhà; - Cho vay du học;

- Cho vay chứng minh tài chính; - Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm; - Cho vay mua ô tô;

b. Quy định đối với cho vay KHCN

Vietinbank Ngũ Hành Sơn hiện đang áp dụng cho vay KHCN theo quyết định số 2185/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 29/12/2012 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Với các điều kiện vay vốn cơ bản như sau:

- Cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình tại Việt Nam phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam.

- Có dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi, có hiệu quả hoặc phương án tiêu dùng khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có mục đích vay vốn hợp pháp, phù hợp với Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh có điều kiện, chứng chỉ hành nghề (nếu pháp luật quy định)

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng gần nhất từ BB trở lên - Có vốn tự có trực tiếp tham gia vào phương án/dự án:

+ Đối với cho vay tiêu dùng: tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn thực hiện phương án

+ Đối với cho vay SXKD: tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn thực hiện dự án/ phương án nếu là cho vay ngắn hạn; tối thiểu bằng 30% nhu cầu vốn thực hiện dự án/ phương án nếu là cho vay trung dài hạn.

- Có nguồn trả nợ khả thi bằng nguồn từ dự án/phương án SXKD và các nguồn khác (đối với cho vay SXKD); thu nhập dùng để trả nợ (đối với cho vay tiêu dùng).

- Có nơi tổ chức SXKD, có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn trên địa bàn Đà Nẵng hoặc các thành phố/quận/huyện/thị xã của các tình/thành phố giáp ranh với Đà Nẵng.

- Là khách hàng được Vietinbank Ngũ Hành Sơn đánh giá có uy tín, thiện chí trong quan hệ tín dụng, thanh toán với Vietinbank và không có nợ xấu;

- Mở tài khoản tiền giửi (áp dụng đối với cho vay SXKD) và cam kết sử dụng tài khoản này để thực hiện giao dịch thanh toán liên quan đến hoạt động SXKD của khách hàng

- Phải có tài sản bảo đảm hoặc đáp ứng đủ các điều kiện cho vay không có tài sản bảo đảm của Vietinbank Ngũ Hành Sơn.

c. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân

Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn và kết thúc khi khách hàng trả hết nợ, thanh lý hợp động tín dụng. Quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh được chia thành 02 trường hợp như sau:

 Trường hợp thuộc thẩm quyền của Vietinbank – Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh ngũ hành sơn (Trang 49 - 65)

w