D. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT TRONG 10 NĂM QUA.
E. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YỀU,CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT
YỀU,CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM.
Qua những thành tích và danh hiệu mà trung tâm năng suất đạt được trong 10 năm qua cho thấy trong quá trình hoạt động và phát triển Trung Tâm năng suất việt nam luôn thự hiện tốt mọi hoạt động chính trị, nhiệm vụ chuyên môn cho các hoạt động tư vấn đào tạo, dự án và thực hiện các đề tài khoa học, các nhiệm vụ nghiên cứu triển khai theo các chương trình trọng điểm của tổng cục, đúng theo kế hoạch được giao. Thông qua hoạt động của mình trung tâm thu về một khoản thu nhập đáng kể. Tuy nhiên theo kết quả đánh giá 10 năm hoạt động của VPC và bản chiến lược phát triển của VPC giai đoạn 2006 – 2010 thì ta thấy trung tâm năng suất Việt Nam có những điểm mạnh sau:
Thứ nhất, thông qua hoạt động quảng bá cũng như dịch vụ tư vấn mà trung tâm đã cung cấp cho các doanh nghiệp và tổ chức trong thời gian vừa qua thì thương hiệu VPC đã được nhiều người biết đến
Thứ hai, VPC là cơ quan nhà nước được chính thức giao nhiệm vụ làm đầu mối trong lĩnh vực năng suất chất lượng và được Tổng cục ủy quyền làm đại diện thường trực tại Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) và là đầu mối thực hiện các chương trình dự án của APO.
Thứ ba, VPC là cơ quan có bề dày kinh nghiệm về cung cấp dịch vụ tư vấn đào tạo và tuyên truyền quảng bá trong lĩnh vực năng suất chất lượng. VPC đã thiết lập được một hệ thống làm cơ sở cho việc kiểm soát và cải tiến các qua trình cung cấp dịch vụ và quá trình nội bộ.
Thứ nhất, khi có những thay đổi trong các thời kỳ khác nhau, sự phản ứng và thay đổi của VPC còn chậm trễ, chưa chủ động, thiếu linh hoạt. Khả năng nghiên cứu, phát triển dịch vụ mới và khả năng cải tiến đổi mới các sản phẩm kém và không kịp thời.
Thứ hai, VPC còn thiếu những cán bộ có bản lĩnh nghề nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp để làm việc với các khách hàng là các công ty lớn, cơ quan hành chính nhà nước hoặc tham gia vào nghiên cứu tìm ra hướng đi mới, sản phẩm mới. Mặt khác sự phối hợp, sự hợp tác trong nội bộ cơ quan kém, chưa huy động được sự tham gia tích cực của tất cả mọi người.
Thứ ba, hoạt động marketing của VPC chưa thích nghi và nhạy bén với những chuyển biến của thị trường , chưa liên tục và linh hoạt.
Trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động VPC xác định những cơ hội mà VPC có thể nắm bắt như sau:
Đầu tiên phải nói đến sự hỗ trợ của APO đối với VPC như: APO đào tạo chuyên gia cho VPC; cung cấp các chương trình TES, DON, OSD, BCBN; tạo điều kiện cho VPC quan hệ với các cơ quan và cá nhân trong các chương trình và dự án của APO.
Thứ hai, VPC có khả năng tiếp cận thông tin mới trong lĩnh vực năng suất chất lượng một cách nhanh chóng
Thứ ba, Quyết định 144/2006/ QĐ-TTg về áp dụng ISO trong các cơ quan hành chính nhà nước cũng chính là một cơ hội cho VPC.
Bên cạnh những cơ hội thì lãnh đạo của VPC cũng đã xác định những thách thức đối với VPC là không ít:
Thứ nhất là, những thách thức từ nguồn lực quan trọng của bất kỳ tổ chức nào đó là con người.Tài sản quan trọng của VPC là tri thức và con người, khi tri
thức không được cập nhật, đổi mới kịp thời, con người không được thường xuyên rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỷ năng …thì giá trị của toàn cơ quan sẽ bị suy giảm. Thái độ “tự mãn”, lười học hỏi, ngại khó của một số cán bộ là sức cản lớn đối với quá trình tìm kiếm và phát triển cái mới. Mặt khác, không duy trì được được đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao.
Thứ hai đó chính là sự ra đời của một số công ty tư vấn chất lượng ở Việt Nam và sự cạnh tranh về giá của các tổ chức đó đối với trung tâm năng suất Việt Nam là rất lớn.
Thứ ba, đó là số tiền nợ đọng lại từ các hợp đồng tư vấn cao do nhiều hợp đồng bị chậm, bị khách hàng đánh giá là không hiệu quả.
Từ những phân tích đánh giá như trên ban lãnh đạo của VPC với quan điểm phát triển bền vững dựa trên việc phát huy năng lực và sự tham gia của tất cả mọi người để giữ vững hình ảnh của VPC là cơ quan hạt nhân trong lĩnh vực năng suất chất lượng đã xác định mục tiêu phát triển của VPC trong giai đoạn từ 2006 – 2010 như sau:
Thứ nhất, nâng cao thu nhập và tạo dựng triển vọng phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên của trung tâm để có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao và gắn bó với trung tâm.
Thứ hai là phải giữ vững vị trí là cơ quan đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo về năng suất chất lượng ở Việt Nam.
Thứ ba là, ngày càng nâng cao vai trò là cơ quan hạt nhân của phong trào năng suất quốc gia
Một số định hướng phát triển các hoạt động tạo sản phẩm mới của VPC trong thời gian từ 2006 đến 2010 như sau:
1. Hoạt động đào tạo: giai đoạn này tập trung chủ yếu vào: • Cải tiến đổi mới những khóa đào tạo sẵn có
• Phát triển Skeme đào tạo cho các nhà quản lý, các công cụ được các tổ chức , doanh nghiệp Việt Nam quan tâm
• Hoàn thiện khóa đào tạo quality Manager theo mô hình đào tạo của DGQ
• Tranh thủ các sản phẩm từ bên ngoài để đa dạng hóa hoạt động đào tạo ở một tỷ lệ hợp lý, đồng thời tạo điều kiện cho hoạt động đào tạo cán bộ và phát triển đào tạo sản phẩm riêng của VPC.
• Thông qua sự hỗ trợ của APO, thông qua việc liên kết với các tổ chức nước ngoài đào tạo chuyên gia dể có thể thay mặt các tổ chức này cung cấp các khóa đào tạo tại Việt Nam.
Để từ đó nâng dần doanh thu về hoạt động đào tạo trở một mảng hoạt động chủ lực của VPC
2. Hoạt động tư vấn
• Phát triển Scheme tư vấn áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, quản lý sản xuất, tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn chiến lược
• Nghiên cứu, phát triển để đưa ra thị trường tư vấn cho các mô hình quản lý mới
• Nghiên cứu và cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ gia tăng giá trị trong quá trình tư vấn, đồng thời tạo sự khác biệt về dịch vụ của VPC • Giảm số ngày công tư vấn; giảm số lần làm việc tại khách hàng đối với
khách hàng ở xa từ đó đảm bảo thời gian hợp lý và ngắn nhất. • Tập trung nâng cao giá trị cho khách hàng ở mỗi hợp đồng tư vấn.
3. Phát triển hoạt động về năng suất
• Tăng dần các hoạt động về năng suất để khẳng định vai trò, nhiệm vụ của trung tâm năng suất Việt Nam
• Trên cơ sở kinh nghiệm của Nhật Bản, Malaysia tìm kiếm nguồn hỗ trợ về kinh phí của nhà nước và hợp tác với cơ quan của tổng cục thống kê để xuất bản định kỳ ấn phẩm bản báo cáo thống kê các chỉ số chính về năng suất của các ngành chủ chốt và so sánh với quốc tế, các quốc gia phát triển nhằm hỗ trợ cho công tác hoạch định của các ngành này
• Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và có thể áp dụng rộng rãi vào doanh nghiệp scheme đo lường đánh giá năng suất nhằm thúc đẩy nhu cầu về đào tạo, các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng của Doanh nghiệp. 4. Hoạt động marketing của VPC
• VPC duy trì mức giá dịch vụ riêng trên cơ sở tính toán một cách hợp lý cùng với sự cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao • Tập trung vào hoạt động tư vấn ISO 9000 cho các cơ quan hành chính
nhà nước
• Duy trì một tỷ lệ khách hàng cho các Scheme tư vấn khác nhau như: ISO 14000, HACCP/ISO 22000, ISO/IEC 17025, OHSAS 18000; Các công cụ 5S, QCC, Kaizen. Và duy trì, nâng cấp Bản tin Năng suất chất lượng.
• Tăng cường thu nhập trao đổi thông tin về nhu cầu dịch vụ từ các cán bộ chuyên môn
• Tăng cường tìm hiểu, khảo sát về nhu cầu thị trường, về hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực năng suất chất lượng khác
để cung cấp thông tin đầu vào cho quá trình hoạch định và phát triển của VPC
• Tăng cường số cán bộ sale để có thể áp dụng phương pháp sale trực tiếp đối với một số nhóm khách hàng như các doanh nghiệp nhỏ
• Tìm kiếm và bồi dưỡng nhân sự có khả năng hoạch định và tổ chức hoạt động marketing một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn
Như vậy qua 10 năm hoạt động với tổng số hơn 60 cán bộ công nhân viên, Trung tâm Năng suất Việt Nam đã và đang hỗ trợ lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế xã hội áp dụnh thành công các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến nhằm nâng cao Năng suất Chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với những chuyên gia giầu kinh nghiệm hàng đầu trong và ngoài nước, hệ thống quản lý tri thức toàn diện và sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại trung tâm năng suất Việt Nam sẽ cố gắng đến mức cao nhất để đưa đến cho khách hàng những dịch vụ về năng suất chất lượng ngày càng tốt và hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
a. Sổ tay chất lượng của trung tâm năng suất Việt Nam b. Chiến lược phát triển của VPC giai đoạn 2006 – 2010 c. Báo cáo thành tích tập thể năm 2007
d. Báo chuyên đề phát triển năng suất việt nam – VPC e. Bản mô tả chức năng nhiệm vụ của từng phòng f. Trang web: vpc.vn và tcvn.gov.vn