Thực hành với các công cụ đã học: Bài 1.

Một phần của tài liệu Giao trinh photoshop (Trang 89 - 96)

Bài 1.

Mở file lession1e7.psd. Chungsta sẽ tô màu cho nó và áp dụng một vài layer Effect để được một hình như hình dưới.

Việc đầu tiên chúng ta làm là đổi layer Background thành layer (nhấp đúp vào nó) đặt tên cho nó là lines, do vậy chúng ta có thể giữ những đường thẳng riêng biệt khỏi màu được tô. Đặt chế độ Blend Mode là Multiply, mục đích của việc này là cho phép những layer ở dưới có thể được nhìn qua vùng trắng của layer Lines. Bằng cách sử dụng Multiply Blend Mode, chúng ta không cần phải lo lắng về việc không may xoá mất vùng trắng.

Thêm một layer mới và kéo nó xuống dưới layer Lines. Đặt tên nó là Sea

Chọn Paint Bucket và đặt tuỳ chọn là "Use all Layers". Nó sẽ cho phép bạn lấy mẫu từ Lines Layer, nhưng vẽ lên trên Sea Layer. Bạn phải đánh dấu vào hộp kiểm Contiguous và Sea layer là layer được kích hoạt để vẽ.

Hiển thị Swatches Palette và bắt đầu tô vùng nền của hình con cá heo với nhiều màu xanh và xanh lá cây.

Khi bạn tô màu xong cho layer Sea, tạo thêm một layer mới, đặt tên nó là Dolphins và kéo nó xuống dưới layer Lines.

Tô màu cho con cá heo với một số gam màu xám khác nhau. Bạn có thể Zoom vào để tô cho những chi tiết nhỏ.

Khi bạn đã hoàn thành việc tô, đổi sang Pencil Tool và sử dụng luân phiên Pencil Tool và Eyedropper để tô lại những chi tiết nào còn thiếu.

Bây giờ chúng ta tạo cho bức tranh thêm chút hiệu ứng 3D bằng cách áp dụng layer style. Tôi sử dụng những giá trị Inner Bevel khác nhau cho mỗi layer. Cứ thực hành với Layer Style cho đến khi bạn có được điều bạn muốn.

Bây giờ chúng ta thêm kết cấu nước cho Sea Layer

Dùng Pattern Overlay trong layer Style và đặt pattern là "Satin" sau đó đổi Blend Mode thành Soft Light. Bạn có thể giảm mức Opacity xuống và chỉnh lại tỉ lệ của Pattern cho nó nhỏ hơn. Nếu bạn vướng mắc ở chỗ nào, bạn có thể mở file Zip ra và xem cách tôi làm.

Bài 2.

Trong bài này chúng ta sẽ sử dụng công cụ Erase to History để vẽ một màu được chọn trở lại hình mà đã bị Desaturated. Dĩ nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng với một file ảnh màu. Bài tới chúng ta sẽ học cách thêm màu vào một bức ảnh trắng đen.

1. Mở một file ảnh như trên.

2. Image > Adjust > Desaturated. Nó sẽ xoá hết màu của ảnh mà không thay đổi chế độ màu sắc của file ảnh.

3. Chọn Eraser Tool và đánh dấu vào hộp kiểm Erase to History trong Option Bar. 4. Chọn Brush và bắt đầu vẽ từ tâm của quả dâu tây.

5. Khi bạn tô đến đường biên, sử dụng những lệnh gõ tắt mà bạn đã học để thay đổi kích thước của Brush và độ nét. ( Dùng dấu ngoặc vuông), bạn thấy tiện ích của lệnh gõ tắt chưa? vì bạn không phải thay đổi thường xuyên brush bằng cách dùng Brush Palette.

Nếu chẳng may bạn vẽ màu ra ngoài những chỗ mà bạn không muốn. Đổi sang công cụ

Paintbrush Tool, đổi màu vẽ sang bất cứ màu xám nào và đổi chế độ Paint thành Saturation. Khi bạn vẽ với màu xám trong chế độ Saturation, nó sẽ Desaturate file ảnh của bạn.

Nếu bạn sử dụng layer chắc chắn sẽ giúp bạn thao tác dễ hơn nhiều, nhưng đó là cái hay của PTS vì bạn có thể có rất nhiều lựa chọn để thao tác, và mỗi cái có một ưu khuyết điểm khác nhau.

Bạn đã học cách xoá màu từ một bức hình màu và tô màu lại vào một vùng lựa chọn, bây giờ hãy làm lại điều ngược lại. Tôi chọn một hình đơn giản để thực tập, nhưng nếu bạn muốn chọn hình khác thì bạn nên nhớ Color Mode phải được chuyển thành RGB trước khi bắt đầu. Image > Mode > RGB

1. Chọn Paintbrush Tool. Đặt chế độ màu và Opacity xuống khá thấp khoảng 20-40%.

2. Cách tô màu như thế này là tốt nhất khi file ảnh đòi hỏi phải rất tỉ mỉ. Giữ mức Opacity thấp thì tốt, nhưng bạn nên cẩn thận không nên chọn những màu sáng, và có độ đậm cao. Khi bạn lấy màu nền trước, chú ý đến giá trị S và B trong phần HSB và đừng lấy màu có độ đậm và sáng hơn 80%.

Khi bạn sử dụng mức Opacity thấp, nhớ rằng nét vẽ sẽ được thiết lập bất cứ khi nào bạn nhấc chuột và bắt đầu một nét vẽ mới. Sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu tô bằng một màu nhạt mà không nhấc chuột lên, và tô tiếp những mầu đậm hơn nếu cần.

Thực hành với những màu và độ Opacity khác nhau để hoà trộn màu sắc.

Đừng lo lắng khi bạn vẽ ra ngoài đường biên, vì bạn có thể sử dụng Erase to History để vẽ lại màu đó.

Bài 4

Công cụ Airbrush rất thường được sử dụng để thêm hiệu ứng 3D để làm nổi hình và đổ bóng. Thực hành sử dụng Airbrush với màu đen và trắng để thêm chiều sâu cho hình trái tim. Mục đích của bạn là tạo ra một hình tương tự như ví dụ ở dưới. Bạn có thể sử dụng Layer Style để có hiệu ứng Drop Shadow, nhưng tôi chỉ muốn bạn sử dụng công cụ Airbrush để tạo bóng cho hình.

Mở file lessson7e6.psd ra để bạn thực tập, tôi sẽ không chỉ từng bước một nữa. Bạn thử nhé! nhưng tôi cho bạn một số mẹo để bạn làm dễ hơn.

1. Làm việc với các layer khác nhau

2. Nhóm layer Highlight và layer Shadow với layer trái tim cho nên bạn sẽ không vẽ ra ngoài hình trái tim.

3. Chú ý trong ví dụ của tôi vùng bóng đen bao quanh toàn bộ đường viền, nhưng đường Highlight màu trắng thì khong.

4. Bạn sẽ khó khăn nếu bạn không sử dụng hộp kiểm pressure! vậy hãy sử dụng nó để giúp bạn.

Bài 5

Trong bài học này bạn sẽ học cách tạo riêng cho bạn một Brush.

1. Mở một tài liệu mới với Transparent Background. 200x200 pixel. 2. Vào Brush menu và chọn New brush.

3. Đặt cho New Brush của bạn có đường kính là 80, Hardeness 0, Spacing 25, angle 45, roundness 10.

4. Brush mới của bạn sẽ xuất hiện ở dưới cùng Brush Palette.

5. Chọn New Brush lần nữa và để nguyên mọi thứ, nhưng thay đổi angle thành 135

6. Lập lại lần nữa nhưng lần này Diameter là 60 và angle là 90

7. Lập lại thêm một lần nữa, giữ nguyên mọi thứ nhưng đổi angle thành 0.

8. Ở tài liệu của bạn kéo 2 đường guidelines để đánh dấu tâm. (chọn công cụ Move tool, đưa con trỏ ra sát biên của cửa sổ tài liệu và kéo, một đường màu xanh sẽ xuất hiện. Đường này không phải là đường vẽ mà chỉ là đường để giúp bạn định vị tâm dễ dàng hơn)

Để tạo ra hình "nhấp nháy" như trong hình, chúng ta cần căn chỉnh tất cả Brush chính xác vào tâm. Để làm được điều này chúng ta cần con trỏ phải hết sức chính xác. Nên bạn hãy nhấn phím Capslock để Brush biến thành tiêu cự, tạo cho việc vẽ dễ dàng hơn nhiều. Khi bạn nhấn phím Capslock, Brush sẽ biến thành một tiêu cự rất nhỏ.

Sử dụng mỗi Brush mà bạn vừa tạo một lần, hãy nhìn hình minh hoạ và vẽ. Bây giơ chúng ta đã có hình "nhấp nháy", nếu bạn muốn chúng ta sẽ lưu nó lại thành một brush tên là "nhấp nháy". Muốn lưu nó lại bạn hãy tạo một vùng lựa chọn bao quanh nó. Rồi vào Edit > Define Brush. Brush mới sẽ được thêm vào menu, bây giờ bạn chỉ cần chọn nó sẽ có một hình "nhấp nháy" tuyệt đẹp.

Nhân đôi tài liệu của bạn và điều chỉnh lại tỉ lệ của Brush với những kích cỡ khác nhau, bạn có thể Define từng kích cỡ khác nhau của từng brush.

Bạn hãy dùng brush tròn mặc định của PTS với mức Opacity là 80% và click một lần vào giữa của hình "nhấp nháy" vừa tạo. Define nó thành một brush mới và lập lại với nhiều kíck thước khác nhau.

Bạn có thể thử nghiệm với nhiều loại brush với những tuỳ biến size, harrdness, angle và roundness để tạo ra những brush khác nhau.

Cuối cùng, nếu bạn thích những hình đó bạn có thể dùng nó để tạo những Texture riêng cho mình. Bạn cũng đừng lo lắng khi tôi nói bạn lưu hết brush này đến brush khác. Vì nếu bạn muốn xoá hết nó, thì bạn chỉ việc chọn Preset brush là xong.

Một phần của tài liệu Giao trinh photoshop (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w