MỘT SỰ PHÂN BỐ LỚN CƠ CẤU DÂN CƯ VÀ TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA DÂN CƯ.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI BÃO TÁP (Trang 76 - 133)

TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA DÂN CƯ.

Bước ngoặt do các nước OPEC thuộc thế giới dầu lửa tạo ra, những dự báo đen tối về sự thiếu thốn về lương thực, sắt thép, khoáng sản, cũng như một sự “khủng hoảng” bất kỳ nào khác của thời đại ngày nay đều không có ý nghĩa bằng, và trước hết đều không hiện thực hơn so với những sự thay đổi của cơ cấu dân số và sự phát triển của dân số. Tôi suy nghĩ nhiều về một “sự bùng nổ dân số” khủng khiếp được tranh cãi rất nhiều ở các nước đang phát triển. Và cũng đã từ lâu tôi quan tâm nhiều tới sự thiếu hụt nội tại ngày càng to lớn của lực lượng lao động, đặc biệt là thanh niên trong các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất truyền thống ở các nước công nghiệp. Ở các nước này, trong tương lai không xa sẽ chứng kiến một sự thay đổi căn bản số cung về lực lượng lao động. Có sự thay đổi này, một phần do “sự bùng nổ trẻ em” trong các nước không phải xã hội chủ nghĩa vào những năm 40 cho đến những năm 60, và một phần do “tình trạng thiếu trẻ em” xuất hiện ở các nước XHCN trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như ở các nước phương Tây vào cuối những năm 60.

77

Sự phát triển dân số tạo ra những cơ hội mới – những thị trường mới cũng như những mẫu hình mới của sự liên kết kinh tế cùng với nó sẽ xuất hiện sự cần thiết phải có những quan niệm chính trị mới, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách xã hội, nhằm tập trung giải quyết vấn đề dư thừa có tính chất cơ cấu lực lượng lao động. Bởi vì, kể cả các nước phương Tây với hệ thống trợ cấp thất nghiệp cũng như nguyên tắc “thu dụng suốt đời” của Nhật Bản, trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ được xem như là các kết quả bộ phận, và về nguyên tắc là không đầy đủ. Điều quyết định là việc phát triển dân số sẽ dẫn đến việc phủ nhận một số quan niệm và thói quen của nền kinh tế của nhà nước, cũng như của giới chủ, công đoàn và của giới làm thuê. Ngoài ra xét về mặt tổng thể nó sẽ khuyến khích những dự án có thể chấp nhận được, các quan hệ kinh tế quốc tế và ngoại thương với những hình thức mới của phân công lao động quốc tế; nó gợi lên những suy nghĩ phổ biến về cơ cấu và phân chia thị trường tiêu thụ. Sau đó, có thể nó sẽ chuyển đổi một cty đa quốc gia truyền thông sang một hiệp hội xuyên quốc gia. Nó đồng thời vừa gây nên thiếu hụt vừa gây nên sự dư thừa lực lượng lao động, mà những quan niệm và thước đo trước đây về việc làm không còn đủ để lý

78

giải nữa. Xa hơn nữa, việc phát triển dân số buộc các nước công nghiệp phải ưu tiên tuyệt đối việc giải quyết chỗ làm việc cho các nhà quản lý và các chuyên gia có trình độ cao trong khi vẫn không sao lãng việc bảo đảm an toàn về chỗ làm việc cho lực lượng không nghề nghiệp và không được đào tạo.v.v.

Sau cùng, nó làm cho các tổ chức truyền thống chuyển thành một “thực thể đầu Janus”, có nghĩa là các nhà quản lý và các chuyên gia với tư cách là các bạn đồng hành tương ứng phải chung sống hòa thuận với nhau trong một hình thức nhất định nào đó.

Nói một cách tổng quát, sự phát triển dân số đòi hỏi một cách cấp bách và cần thiết việc hình thành các chiến lược mới và khác hẳn so với trước về kinh tế, xã hội và về tổ chức.

►I - NHỮNG THỰC TẾ MỚI.

Vào thế kỷ XXI, chúng ta sẽ sống trở lại thời kỳ của sự ổn định dân số. Nhưng trong những thập tỷ cuối cùng của thế kỷ XX, sự bất ổn định của dân số sẽ là trung tâm bão táp có

79

thể mạnh mẽ nhất trong kinh tế, xã hội và nền chính trị thế giới.

Mặc dù các nhà kinh tế, các nhà kinh doanh và các nhà chính trị về cơ bản đều ý thức được rằng dân số và sự phát triển của nó giữ một vai trò quan trọng, song họ lại không quan tâm giải quyết vấn đề đó. Điều này cũng có thể lý giải được. Đó là vì những sự thay đổi về dân số diễn ra trong một khoảng thời gian lâu dài (40 cho đến 50 năm) đến nỗi phần lớn những thay đổi này dường như không quan trọng đối với những quyết định ngắn hạn của các nhà kinh doanh và các nhà chính trị.

Điều này đã được thay đổi trong nửa cuối thế kỷ XX, tức là những sự thay đổi về dân số ngày nay diễn ra trong những khoảng thời gian cơ bản ngắn hơn nhiều. Không những thế, còn diễn ra nhanh hơn, bất ổn hơn và đầy mâu thuẫn. Quá trình phát triển dân số và lao động thường dễ dự đoán hơn so với các quá trình phát triển khác. Chúng ta đều biết rằng, mỗi một sức lao động của năm 2000 đã được ra đời vào ngày hôm nay. Điều này đúng cả với các nước công nghiệp lẫn các nước đang phát triển, dẫu rằng ở các nước đang phát triển lứa tuổi nhập cuộc vào đời sống nghề

80

nghiệp với tuổi 14,15, tức thấp hơn rất nhiều so với thế giới phương Tây.

Ở các nước đã công nghiệp hóa, ngoại trừ nước Anh, sự bùng nổ trẻ em đã xuất hiện sau năm 1945. Xuất phát điểm của nó là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Ở đây tỷ lệ trẻ sơ sinh sống được tăng gần 50% trong thời gian từ năm 1947 đến năm 1949. Đây là một sự phát triển hoàn toàn ngoài sự mong đợi mà thực tế không có lời giải đáp. Nhật Bản cũng tiếp tục xu hướng tương tự với một chỉ số sinh đẻ cao, nếu không nói là cao hơn. Nước cuối cùng trong đội ngũ này là nước Đức, với sự bùng nổ trẻ em được bắt đầu từ giữa những năm 50.

Tiếp theo sau sự bùng nổ trẻ em này, chẳng bao lâu xuất hiện một cách không lường được sự “khủng hoảng thiếu trẻ em” vào cuối những năm 50 ở Nhật Bản, và ở Mĩ là vào năm 1970, ở Đức vào cuối những năm 80. Ở hầu hết các nước công nghiệp (ngoại trừ nước Anh) tỷ lệ sinh giảm xuống từ 50% đến 30%, và từ đó dừng lại ở mức thấp này. Trong thời kỳ sau chiến tranh, ở tất cả các nước công nghiệp, tình trạng giáo dục, và do đó lứa tuổi bước vào

81

cuộc sống nghề nghiệp cũng như những ước muốn của những người mới vào nghề đã thay đổi một cách cơ bản. Ở Nhật Bản, ngay từ trước chiến tranh thế giới lần thứ hai chỉ có 3 hoặc 4 trong số 20 người Nhật học trung học, số còn lại cố gắng tốt nghiệp một trường trung học cơ sở; nhưng ngày nay đã có tới 1/2 số nam giới của Nhật nghiên cứu, học tập ở các trường đại học. Nửa số còn lại bước vào cuộc sống nghề nghiệp sau khi đã kết thúc trung học.

Ngoài ra, ở tất cả các nước công nghiệp, tuổi thọ được tăng lên đáng kể. Khi Mĩ ban hành chế độ tiền hưu trí nhà nước trong khuôn khổ bảo hiểm xã hội vào năm 1935, thì tuổi thọ của đàn ông được bảo hiểm là 58. Nhưng ngày nay tuổi thọ đã đạt được trên 70 tuổi, và sẽ còn tăng nữa. Bởi thế, những người làm thuê trước đây, sau khi về hưu, chỉ còn quãng đời một vài năm. Ngày nay thì ngược lại, một người về hưu (dù là nam hay nữ) có thể còn sống tiếp tục quãng đời 13 hoặc 15 năm nữa. Phần lớn số họ vẫn còn khỏe mạnh cả về thể lực và tinh thần để có thể sống nốt quãng đời còn lại tương đối hạnh phúc.

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tuổi thọ của người Nhật chỉ mới khoảng 48 tuổi ở đàn ông và 52 tuổi ở phụ nữ, và

82

những con số này vẫn không thay đổi cho đến năm 1950. Ngày nay thì ngược lại, tuổi thọ được kéo dài thêm 30 năm nữa – đàn ông lẫn phụ nữ Nhật đã có tuổi thọ cao hơn 70 tuổi – đó là những tuổi thọ cao nhất thế giới.

Vào năm 1970, tỷ lệ số người Nhật 65 tuổi chiếm 7% dân số tương đương với tỷ lệ 1/15. Nhưng đến năm 1990 thì tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi, tức là 1/7. Thụy Điển cũng đạt được tỷ lệ tương tự vào thời điểm nay, còn ở Mĩ thì tỷ lệ số người trên 65 chiếm 1/8 tổng dân số và tối thiểu cũng chiếm tới 1/6 dân số trưởng thành. Những người trên 75 tuổi – đó là lứa tuổi người ta ngày càng ý thức hơn về sự nghỉ hưu của mình và bắt đầu chuẩn bị cho điều đó – sẽ chiếm đa số dân số trưởng thành vào năm 2000.

Trong thời kỳ sau chiến tranh, cơ cấu của số cung về lao động đã chuyển đổi một cách cơ bản. Trong báo cáo thống kê về thất nghiệp chính thức đầu tiên của Mĩ vào năm 1935, người ta định nghĩa người có việc làm hiển nhiên là người đàn ông trụ cột của gia đình, nuôi sống gia đình và làm việc hằng ngày. Tất nhiên vào năm 1935 cũng đã có nhiều phụ nữ làm việc, nhưng phần lớn họ hoặc là những người phục vụ trong nhà hoặc là những phụ nữ trẻ chưa lấy

83

chồng nhưng sau đó sẽ xây dựng gia đình và từ bỏ công việc vĩnh viễn.

Vào năm 1980, ở Mĩ vẫn còn tình trạng những người đàn ông là chủ gia đình phải làm việc từ 7 tới 10 giờ một ngày, nhưng họ lại bị thu hẹp về thu nhập, chỉ còn 2/5 là có việc làm.

Tiềm năng lao động trong thời gian vừa qua biến động rất lớn, và sự phát triển này sẽ còn được tiếp tục, nếu xét trên một góc độ nhất định. Điều này thể hiện trước hết trên phương diện phân bố lứa tuổi và giới tính. Ở Nhật ngày càng có nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục làm việc sau khi lập gia đình hoặc tiếp tục làm việc trở lại khi con cái đã lớn hơn. Điều đó cho thấy, nếu xét trên phương diện có việc làm cả ngày và có việc làm nửa ngày, và nếu số giờ làm việc vẫn còn do những người đàn ông trưởng thành chủ gia đình thực hiện thì họ hoàn toàn có việc làm theo nghề nghiệp chuyên môn và lâu dài, và phần lớn sức lao động còn lại, xét về mặt số lượng, là phụ nữ đã lấy chồng hoặc chưa lấy chồng là chủ yếu. Rất nhiều người trong số họ, nhất là số phụ nữ trẻ, sẽ có một nghề chính để làm việc và có những ước vọng về nghề nghiệp giống đàn ông; nhưng cũng có nhiều phụ nữ có thể là nhiều tuổi hơn hặc trẻ hơn lại chờ

84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đợi nhiều hơn vào các phúc lợi xã hội. Lý do là, các phúc lợi xã hội hay là các cơ cấu cho những người đàn ông có việc làm truyền thống đối với nhiều phụ nữ có nghề nghiệp là không có ý nghĩa. Chẳng hạn, một kế hoạch tiền lương hưu trí của một xí nghiệp hoặc công tác chăm sóc y tế ở xí nghiệp cho một người phụ nữ có thể là hoàn toàn thừa, bởi vì chồng của họ đã được nhận toàn bộ sự chăm sóc về y tế đối với gia đình thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người trong nghề nghiệp của mình, thấy được các khả năng đặc biệt – nhất là khả năng về kỹ thuật, và coi ngưởi chủ chỉ là “một công cụ thích hợp phục vụ cho mục đích” của mình. Sự trung thành và lòng tin của họ trước hết xuất phát từ tri thức, chuyên môn, kiến thức, hoặc phương pháp của họ, mà ít xuất phát từ người chủ.

Một sự thay đỏi lớn tương tự là khái niệm về lứa tuổi. Trước thế kỷ XIX chưa có tuổi về hưu và chưa có các khoản lương hưu. Lý do là người ta chết tương đối sơm. Sau đó, vào năm 1880 dưới chiều đại Bismarks lần đầu tiên việc nghỉ hưu được đưa ra. Lúc đó người ta còn cho rằng, phần lớn những người khi đã đạt được lứa tuổi này rồi thì hoàn toàn hoặc không còn khỏe mạnh để tiếp tục làm việc

85

được nữa. Tương ứng với điều đó là những hệ thống lương hưu lần đầu tiên ra đời, mà dấu vết của nó vẫn còn để lại cho đến ngày này.

Nguyên tắc thống trị ở Nhật trong lĩnh vực này mới được phát triển cách đây 50 năm – tức là vào cuối năm 1920, Kể từ đó, người làm thuê vào lứa tuổi 55 sẽ nhận được một khoản bồi thường chia tay tương đương với số tiền lương của 2 đến 3 năm. Trong trường hợp người đó chết trước khi đến tuổi về hưu thì gia đình họ sẽ được chăm lo tương đối tốt. Hệ thông này cách đây 50 năm được coi là dễ chị vì tuổi thọ bình quân lúc đó là 40. Nhưng ngày nay khi tuổi thọ bình quân ở Nhật là 75 thì điều đó hoàn toàn không thích hợp nữa.

Tất nhiên một người Nhật với lứa tuổi 55 thực tế là không nghỉ hưu ngay và ông ta cũng không thể làm được điều đó. Về mặt nguyên tắc, ông ta còn tiếp tục làm việc cho một người chủ khác với một thù lao thấp hơn, hoặc là ông ta làm việc với tư cách là người thợ thủ công hay là công nhân thời vụ. Điều này cũng đúng đối với tất cả các nước công nghiệp khác trong thời gian qua. Ở đó người ta luôn cho rằng, người làm thuê sẽ chấm dứt lao động sau khi đạt được giới hạn của lứa tuổi; nhưng điều này ngày càng trở

86

thành ngoại lệ hơn là sự thông thường. Đặc biệt, trong thời đại của chúng ta, khi lạm phát còn cao thì ngày càng có nhiều người về hưu vẫn làm việc dưới một hình thức nhất định bằng cách tìm việc làm phụ, tạm thời hoặc từng kỳ. Ở các nước tư bản phương Tây, với khoản lương hưu tương đối cao, phần rất lớn số người đang nghỉ hưu sống bằng khoản lương hưu của mình vẫn tiếp tục làm việc. Như vậy là, các nước công nghiệp hiên nay đang đứng trước một sự lựa chọn: hoặc là phải chấp nhận giới hạn lứa tuổi nghỉ hưu truyền thống đã trở nên hoàn toàn lỗi thời (Mĩ là nước sớm nhận thức được điều này), hoặc là tiếp tục công nhận một cách chính thức sự nghỉ hưu bắt buộc; để rồi sau đó lại nhìn nhận một thực tế là những người về hưu còn tiếp tục làm việc và giấu giếm các khoản thu nhập phụ. Có những thay đổi quan trọng đối với lứa tuổi bắt đầu bước vào cuộc sống nghề nghiệp. Những yêu cầu đối với người xin việc ngày càng tăng. Chẳng hạn, các ngân hàng trong khu vực nói tiếng Anh ở Canada trong 20 năm qua, về nguyên tắc đã đề ra yêu cầu đối với người làm công phải có trình độ phổ thông trung học, gần đây lại đòi hỏi họ phải có trình độ đại học về quản trị kinh doanh. Ngược lại, trong

87

khu vực dùng tiếng Pháp, với hệ thống giáo dục lạc hậu hơn thì lại tuyển lựa những người tốt nghiệp phổ thông trung học – và số này cũng đáp ứng được các yêu cầu về nghề nghiệp ít nhất bằng các đồng nghiệp dùng tiếng Anh ở phía Tây là những người phải tiếp tục học ở trường ngân hàng từ 4 tới 6 năm.

Sự thay đổi lứa tuổi bắt đầu vào nghề nghiệp ở các nước công nghiệp ngày nay đã có những tiến bộ lớn đến nỗi một người nếu không qua những trường lớp cao hơn thì bị “loại khỏi vòng”, và điều này sẽ làm cho anh ta không thể tiến xa hơn. Nếu chỉ xét đơn thuần về mặt chất lượng thì điều đó có nghĩa là phần lớn thanh niên, trước hết là nam thanh niên, ngày nay bước vào nghề nghiệp với những ước muốn không phải là các hoạt động lao động tay chân truyền thống. Họ ước muốn “một sự nghiệp” hơn là một chỗ làm việc. Họ cũng sớm nhận thức được mình trong vai trò của người lao động trí óc chủ yếu, nắm gữ những cương vị kỹ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI BÃO TÁP (Trang 76 - 133)