Các máy cơ đơn giản:

Một phần của tài liệu Tài liệu Li 6 (Trang 25 - 26)

Trong thực tế, người ta sử dụng các dụng cụ như tấm ván đặt nghiêng, xà beng, ròng rọc… để di chuyển hoặc nâng các vật lên cao một cách dễ dàng. Những dụng cụ này được gọi là các máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc….

C4: a. Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.

b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là máy cơ đơn giản.

C5: Không. Vì tổng lực kéo của cả 4 người bằng 1600N nhỏ hơn trọng lượng của ống bê tông là 2000N.

C6: Ròng rọc ở cột cờ sân trường.

4. Củng cố bài (4 phút): Cho học sinh nhắc lại ghi nhớ vào vở.

Ghi nhớ:

– Khi kéo một vật theo phương thẳng đứng cần dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.

– Các máy cơ bản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

5. Hướng dẫn về nhà:

– Học sinh xem trước bài: mặt phẳng nghiêng. – Bài tập về nhà: 13.1 và 13.2.

****************************************************** Ngày soạn:

Ngày dạy : Tiết 15

Bài 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG

I. MỤC TIÊU:

1. Vận dụng kiến thức mặt phẳng nghiêng vào cuộc sống và biết được lợi ích của chúng.

2. Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp. II. CHUẨN BỊ:

Cho mỗi nhóm học sinh: một lực kế GHĐ 5N, một khối trụ kim loại có trục quay ở giữa (2N) hoặc xe lăn có P tương đương. Mặt phẳng nghiêng có thể thay đổi độ dài hoặc chiều cao của mặt phẳng.

Nội dung:– Đo trọng lượng của vật F1 = P.

– Đo lực kéo lần 1: Đo F2 (Độ cao mặt phẳng nghiêng 20cm). – Đo lực kéo lần 2: Đo F2 (Độ cao mặt phẳng nghiêng 15cm). – Đo lực kéo lần 3: Đo F2 (Độ cao mặt phẳng nghiêng 10cm). Ghi kết quả vào bảng 14.1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp (1 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 Phát biểu ghi nhớ của bài học 13.

 Sửa bài tập 13.1 câu D (F = 200N).

Bài tập 13.2: Các máy cơ đơn giản thuộc hình a, c, e, g. 3. Giảng bài mới:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

Hoạt động 1 (5phút): Đặt vấn đề nghiên cứu sử dụng mặt phẳng nghiêng có lợi như thế nào?

Cho học sinh quan sát hình 13.2 SGK và nêu câu hỏi:

– Nếu lực kéo của mỗi người là 450N thì những người này có kéo được ống bê tông lên hay không? Vì sao?

– Nêu những khó khăn trong cách kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng?

– Hai người trong hình 14.1 đang làm gì?

– Hai người đã khắc phục được những khó khăn gì?

Giáo viên chốt lại nội dung, phân tích cho học sinh hiểu và ghi lên bảng.

Vậy dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không?

Muốn làm giảm lực kéo thì phải tăng hay giảm độ nghiêng của tấm ván?

Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng)

Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng)

Học sinh trả lời (giáo viên ghi lên bảng) Tư thế đứng lúc kéo thì:

– Dễ ngã.

– Không lợi dụng được trọng lượng cơ thể.

– Cần lực ít nhất cũng phải bằng trọng lượng của vật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Li 6 (Trang 25 - 26)